Fashion

sdgad

New Post

Rss

Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
VNPT tổ chức Giáng sinh cho bệnh nhân Viện huyết học

VNPT tổ chức Giáng sinh cho bệnh nhân Viện huyết học

10 suất học bổng khuyến học "VNPT - Chắp cánh tài năng Việt" cùng hơn 200 suất quà Noel đã được Tập đoàn VNPT trao tặng tới các bệnh nhân đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vào ngày 24/12/2012.

Đại diện Đoàn Thanh niên VNPT trao học bổng “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt”
cho 10 học sinh, sinh viên đang điều trị tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.

Đây là hoạt động trong chương trình từ thiện mang tên “VNPT - Kết nối yêu thương” do báo điện tử VnMedia thuộc Tập đoàn VNPT phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Bộ Y tế và Viện Huyết học Truyền máu Trung ương tổ chức.

Cùng với việc trao hơn 200 suất quà tặng Noel ngay tại giường bệnh cho các bệnh nhân, VNPT cũng đã trao 10 suất học bổng đặc biệt, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 10 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương.

Trong thời gian diễn ra chương trình “VNPT - Kết nối yêu thương” tại Viện huyết học Truyền máu Trung ương, Ban tổ chức còn bố trí 5 máy điện thoại của VNPT để các bệnh nhân có thể gọi điện miễn phí cho người thân dùng các số điện thoại nội mạng VNPT.

Ngoài ra, các ca sĩ, nghệ sĩ khách mời của chương trình như Tấn Minh, Ngọc Anh, Lương Nguyệt Anh, Hà Anh Vũ, Huy Quyết, Đông Hùng… sau khi tham gia tặng quà cho các bệnh nhân tại giường bệnh đã biểu diễn và giao lưu cùng bệnh nhân và người nhà ở Hội trường của Viện. Những lời ca, tiếng hát và sự chia sẻ chân tình của các nghệ sĩ đã góp phần mang lại một ngày Noel ấm áp, xua tan nỗi lo âu, mệt mỏi của bệnh nhân và người nhà.

Dưới đây là một số hình ảnh về các hoạt động trong chương trình “VNPT - Kết nối yêu thương” diễn ra ngày 24/12/2012 tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương:

Bí thư Đoàn Thanh niên VNPT Phan Hoài Nam trao quà cho các cháu thiếu nhi.
Đoàn viên báo điện tử VnMedia (VNPT) trong vai
 “Ông già Noel” mang quà đến tận giường cho các bệnh nhân.
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ngồi chật kín Hội trường Viện Huyết học-Truyền máu
Trung ương để thưởng thức tiết mục của các ca sĩ, nghệ sĩ khách mời.
Các bệnh nhân gọi điện thoại miễn phí cho người thân.
Sự góp mặt của các ca sĩ khách mời Tấn Minh, Lương Nguyệt Anh…
 đã góp phần mang lại ngày Noel ấm áp, vui vẻ cho các bệnh nhân.

Theo ICTNews
Cao đẳng thực hành FPT "số hóa" trong đào tạo

Cao đẳng thực hành FPT "số hóa" trong đào tạo

Từ tháng 12/2012, Cao đẳng thực hành FPT (FPT Polytechnic) triển khai kết hợp các hình thức học tập tiên tiến dựa trên nền tảng CNTT như: hệ thống quản trị tài nguyên học tập "OneLMS", hệ thống quản lý thông tin học tập "AP"…

Với sự hỗ trợ của những công cụ “số”, sinh viên FPT Polytechnic có thể phát huy khả năng tự học.

Theo FPT Polytechnic, hoạt động này nhằm mục đích tăng cường tính chủ động của các sinh viên trong học tập cũng như nghiên cứu.

Trong đó, hệ thống quản trị tài nguyên học tập - OneLMS bao gồm các bài giảng, bài thực hành, kiểm tra, đánh giá…phục vụ cho việc học tập của sinh viên. Đặc biệt, OneLMS tạo ra một môi trường học tập tương tác thực sự cho sinh viên với các hoạt động như học tập, trao đổi, hỏi đáp với thầy cô giáo và các trợ giảng ngay trên hệ thống qua bài thực hành. 

Đồng thời, với “Kho học liệu mở” - OneLMS, sinh viên FPT Polytechnic sẽ có cơ hội phát huy khả năng tự học mọi nơi mọi lúc và được giáo viên nhận xét, hướng dẫn online khi có vướng mắc.

Giao diện hệ thống quản trị tài nguyên học tập OneLMS của FPT Polytechnic.

Bên cạnh đó, FPT Polytechnic cũng triển khai hình thức học tích hợp tăng cường kỹ năng sinh viên “Blended Learning”. Đây là hình thức học mới được nhiều trường đại học trên thế giới đang áp dụng và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi căn bản thói quen học tập của sinh viên Việt Nam. Giảng viên là người định hướng cho sinh viên, còn công nghệ được áp dụng cho quá trình tự học. Theo đó, sinh viên tham khảo bài giảng online trên hệ thống OneLMS để tự học và nộp bài tập thông qua hệ thống OneLMS.

Để giúp sinh viên làm quen dần với phương pháp học trên, FPT Polytechnic đã bắt đầu triển khai phương pháp “Blended Learning” với môn Tiếng Anh. Trong môn học này, sinh viên sẽ cùng tổ chức thu âm nhiều lần một bài đọc, nghe lại và tự nhận ra sự tiến bộ của mình qua mỗi lần thu. Còn giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên cách sửa chữa những lỗi sai về phát âm, ngữ điệu của mình. Qua quá trình tự học đó, sinh viên tự nhận ra điểm yếu, điểm mạnh và giáo viên đóng vai trò giúp các em định hướng khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh.

Ông Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic cho hay, với việc số hóa trong giảng dạy và học tập, FPT Polytechnic đang từng bước áp dụng triết lý đào tạo hiện đại, qua đó biến đổi từ môi trường đào tạo với giảng viên làm chủ sang môi trường học tập với sinh viên làm chủ. “Những công cụ số khi được áp dụng vào hoạt động đào tạo sẽ mang đến cho giảng viên, đặc biệt là sinh viên FPT Polytechnic cách tiếp cận thông tin học tập một cách đầy đủ, dễ dàng và công bằng nhất. Chúng tôi mong muốn việc tự học và tự nghiên cứu sẽ trở thành thói quen của mỗi sinh viên FPT Polytechnic”, ông Minh nói.

Ngoài ra, FPT Polytechnic đã triển khai hệ thống quản lý thông tin học tập “AP” nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về quản lý đào tạo của nhà trường. Sinh viên FPT Polytechnic có thể đăng nhập vào hệ thống để xem thời khóa biểu, các thông báo mới nhất, bảng điểm, điểm danh và các thông tin về đào tạo khác. Sinh viên và phụ huynh cũng có thể thường xuyên cập nhật tình hình học tập qua hệ thống tổng đài của FPT Polytechnic với việc soạn tin nhắn cú pháp POLY hoặc POLY_KETQUA và gửi tới đầu số 8300.

Được thành lập tháng 7/2010, đến nay  FPT Polytechnic đã có trên 5.000 sinh viên theo học tại hệ thống gồm 6 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, TP.HCM và Đắc Lắk. FPT Polytechnic đang triển khai đào tạo về các chuyên ngành: Thiết kế website; Ứng dụng phần mềm; Kế toán doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp - Marketing và Bán hàng; Quản trị doanh nghiệp - Nhân sự và Văn phòng. 

Theo ICTNews
Nỗi sợ toán có thể gây cảm giác đau

Nỗi sợ toán có thể gây cảm giác đau

Với những người sợ toán, suy nghĩ về những phép tính đơn giản có thể gây nên cảm giác đau đớn trong đầu.

Giáo sư Sian Beilock và tiến sĩ Ian Lyons, hai chuyên gia tâm lý của Đại học Chicago tại Mỹ, thực hiện một thử nghiệm để tìm hiểu tác động của các phép tính đối với những người sợ môn toán. Họ tuyển 28 người trưởng thành, bao gồm 14 người sợ môn toán và 14 người không sợ toán, tham gia thử nghiệm.

Hai nhà nghiên cứu yêu cầu nhóm tình nguyện viên kiểm tra mức độ chính xác của những phép tính trên màn hình máy tính, chẳng hạn như (12 x 4) – 19 = 29. Nhóm tình nguyện viên cũng thấy hàng loạt chữ (như yrestym) và phải quyết định việc đảo ngược vị trí các chữ có thể tạo ra một từ có nghĩa hay không. Cứ mỗi khi kiểm tra một phép tính hay một từ, máy tính sẽ hiển thị một vòng tròn màu vàng hoặc hình vuông màu xanh. Nếu vòng tròn màu vàng hiện ra, nhóm người hiểu rằng phép tính sắp xuất hiện. Ngược lại, từ bị xáo trộn sẽ hiện ra nếu hình vuông màu xanh xuất hiện. Beilock và Lyons theo dõi não của họ bằng máy chụp cộng hưởng từ, Popular Science đưa tin.

Nhiều học sinh có thể trở thành nhà khoa học trong tương lai nếu các em vượt qua nỗi sợ hãi đối với môn toán.

Kết quả cho thấy hoạt động của posterior insula - tên vùng xử lý cảm giác đau đớn - trong não những người sợ toán tăng mạnh mỗi khi họ thấy vòng tròn màu vàng. Nhưng trong quá trình họ kiểm tra các phép tính thì vùng não ấy lại trở về trạng thái bình thường.

"Điều đó chứng tỏ cảm giác sợ toán là thủ phạm gây cảm giác đau, chứ không phải các phép tính", Lyons lập luận.

Thử nghiệm cũng cho thấy những người sợ toán thường cảm thấy đau trước khi họ thực hiện các phép tính hoặc giải toán. Đây là một hiện tượng tâm lý mà giới khoa học nên tìm cách giải quyết để giúp những người sợ toán có thể học môn này tốt hơn.

"Nghiên cứu của chúng tôi giúp giới tâm lý hiểu lý do khiến những người sợ toán luôn tìm cách lẩn tránh những phép tính. Bản năng thúc giục họ lẩn tránh môn toán, những buổi học toán và cả những công việc liên quan tới con số. Tôi thường nói với các nhà vật lý rằng lẽ ra tôi có thể trở thành đồng nghiệp của họ nếu cảm giác sợ toán không xâm chiếm tâm trí tôi từ hồi tôi còn là học sinh trung học. Giờ đây tôi vẫn luôn cảm thấy xấu hổ với cảm giác ấy", Beilock phát biểu.

Theo VNE
Chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich tuyển thêm 100 chỉ tiêu

Chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich tuyển thêm 100 chỉ tiêu

Từ ngày 30/10/2012, chương trình Cử nhân quốc tế FPT - Greenwich sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung 100 chỉ tiêu vào các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing và Kế toán.

Cử nhân Quốc tế FPT-Greenwich là chương trình đào tạo theo chuẩn
quốc tế hiện đang được triển khai tại 43 quốc gia trên thế giới. Ảnh: LA

Cử nhân quốc tế FPT - Greenwich là chương trình đào tạo do Viện Quản trị kinh doanh (FSB) thuộc ĐH FPT phối hợp với tổ chức Edexcel - Hội đồng Khảo thí Vương Quốc Anh và Đại học Greenwich (Anh) triển khai, đã được Bộ GD-ĐT cấp phép.

Theo đại diện FSB, việc xét tuyển bổ sung 100 chỉ tiêu vào chương trình Cử nhân quốc tế FPT - Greenwich nhằm tạo thêm cơ hội cho những thí sinh không may mắn trong kỳ tuyển sinh đại học vừa qua. Đối tượng tham gia xét tuyển là tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Thí sinh đạt điểm thi đại học năm 2012 trên 13 điểm sẽ được tuyển thẳng. Các thí sinh không thuộc dạng tuyển thẳng được phỏng vấn hoặc làm bài kiểm tra đầu vào.

Thời hạn nhận hồ sơ và đăng ký xét tuyển kéo dài từ 30/10 đến hết ngày 24/11/2012. Thí sinh đăng ký xét tuyển cần nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện về các văn phòng tuyển sinh của FSB tại Hà Nội, Đà Nẵng.

Cử nhân quốc tế FPT - Greenwich là chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế đang được triển khai tại 43 quốc gia. Chương trình đã được kiểm định bởi QCF và QAA - hai tổ chức kiểm định giáo dục uy tín của Anh. Chương trình dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh với 24 môn học. Nếu sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.0 sẽ được bắt đầu học chính khóa ngay với thời gian học là 3 năm. Trường hợp chưa có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.0, sinh viên phải trải qua bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào để biết mình đang ở cấp độ nào và học bổ sung.

Trong 3 năm học tập trung, ngoài kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán, sinh viên còn được học các chuyên đề phát triển kỹ năng cá nhân bằng hình thức tham gia các câu lạc bộ, các khóa học kỹ năng toàn diện như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm; được tham gia các hoạt động thể chất gồm yoga, khiêu vũ thể thao, bóng đá, vovinam… Hơn nữa, các sinh viên còn có 2 học kỳ thực tập tại DN để làm quen với môi trường làm việc và định hướng công việc yêu thích trong tương lai.

Sau khi ra tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được bằng Cử nhân Đại học Greenwich (Anh). Tấm bằng này tương đương với bằng Đại học Greenwich học tại Anh và được chính phủ Anh, Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận. Đặc biệt, chương trình Cử nhân quốc tế FPT - Greenwich đang áp dụng mô hình tương thích "Tuyển sinh- tuyển dụng". Mô hình này giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu DN của Việt Nam. Viện Quản trị kinh doanh - Đại học FPT cam kết việc làm cho 100% sinh viên tốt nghiệp loại Khá. Các sinh viên khác cũng được Viện hỗ trợ giới thiệu việc làm tại những công ty trực thuộc FPT và các DN là đối tác của Đại học FPT.

Theo ICTNews
LG hỗ trợ nghiên cứu khoa học trong sinh viên

LG hỗ trợ nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Các công trình nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao sẽ được hỗ trợ để hoàn thiện và đưa vào thực tiễn. Tác giả có công trình đoạt giải còn có cơ hội nhận học bổng thạc sĩ tại Hàn Quốc trị giá 400 triệu đồng.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có khoảng 2,2 triệu sinh viên các trường Đại học, cao đẳng nhưng trong năm 2011 chỉ có 305 công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) do 716 sinh viên thực hiện được Bộ GD-ĐT khen thưởng. Tính từ năm 2006 - 2010, chỉ có 6600 công trình NCKH của sinh viên.

Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đang làm nghiên cứu khoa học.
Ảnh: Vietsciedirx.

Thầy Trương Đình Chiến, Trưởng khoa Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá sinh viên nhìn chung vẫn còn bỡ ngỡ với học và nghiên cứu trong môi trường đại học, nhất là các em không xác định được mục đích nghiên cứu để phục vụ cái gì. Các công trình NCKH của sinh viên lâu nay vẫn nặng về lí thuyết mà thiếu tính thực tiễn.

Bên cạnh đó, hoạt động NCKH trong sinh viên còn gặp nhiều khó khăn khác như thiếu giáo viên hướng dẫn, thiếu cơ sở vật chất, thiếu kinh phí thực hiện...

Để đổi mới hoạt động NCKH giúp gần hơn với thực tiễn, Khoa Marketing trường Đại học Kinh tế Quốc dân thường hợp tác với các doanh nghiệp để tìm kiếm các đề tài đặt hàng từ doanh nghiệp. Điều này mang lại lợi ích cho cả sinh viên và doanh nghiệp. Sinh viên có đề tài, có vốn để làm nghiên cứu, việc nghiên cứu có địa chỉ ứng dụng cụ thể.

Tuy nhiên, cũng theo thầy Chiến, số công trình đưa được vào áp dụng vẫn còn rất hạn chế. Hơn nữa, không phải ngành học nào cũng có điều kiện tiếp cận doanh nghiệp như ngành marketing. "Nên chăng, cần có nguồn kinh phí cho NCKH từ đóng góp của xã hội", Tiến sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh, cán bộ ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM bày tỏ.

LG Electronics Việt Nam (LG) là một trong những công ty sớm đồng hành cùng học sinh và sinh viên Việt Nam. Sau thành công với chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" dành cho học sinh THCS và THPT, mới đây, LG lại có chương trình "Olympia dành cho sinh viên đại học" nhằm hỗ trợ sinh viên NCKH. Tiêu chí chính của chương trình là tìm kiếm và hỗ trợ các đề tài có tính sáng tạo, có tính ứng dụng cao.

Trong năm đầu tiên, cuộc thi hướng đến các sinh viên thuộc hai khối khoa học tự nhiên và kinh tế. Các đội sẽ nộp bài viết giới thiệu về đề tài (hạn chót 24/11/2012) và thuyết trình về đề tài nghiên cứu của mình. Những đề tài có tính sáng tạo, tính thực tiễn cao, thuyết trình tốt sẽ được hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện công trình và tham dự vòng chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 4/2013 với giải thưởng cao nhất trị giá 60 triệu đồng và hai tháng thực tập tại LG. Ngoài ra, các thành viên của đội đoạt giải Nhất sẽ tham gia hùng biện để dành 1 suất học bổng thạc sĩ duy nhất tại Hàn Quốc.

Tại buổi họp báo công bố chương trình, Ban tổ chức cho biết đã làm việc với trên 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các ban giám hiệu. Các trường ĐH, CĐ cũng sẽ là đơn vị sàng lọc các đề tài trước khi gửi đến Hội đồng thẩm định của chương trình.

Cũng còn quá sớm để biết được phản ứng của các sinh viên trước sân chơi mới. Dù sao, việc tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận các nguồn thông tin nghiên cứu mới, thay đổi phương pháp học tập là rất cần thiết và đáng ủng hộ.

Các sinh viên quan tâm đến chương trình có thể điện thoại về đường dây nóng 18001503 (miễn phí cước gọi).

Theo PCWorld VN
Sinh viên nghèo miền Trung được hỗ trợ đào tạo CNTT

Sinh viên nghèo miền Trung được hỗ trợ đào tạo CNTT

Ngày 27/10/2012, tại Trung tâm Phát triển phần mềm (Đại học Đà Nẵng) 28 sinh viên khóa 1 của Chương trình đào tạo CNTT cho sinh viên nghèo đã được nhận bằng tốt nghiệp.

28 sinh viên khóa 1 của "Chương trình đào tạo
 CNTT cho sinh viên nghèo" tại lễ trao bằng tốt nghiệp

Đây là chương trình đào tạo được Passerelles Numériques (PN) triển khai tại Đà Nẵng từ năm 2010 trong khuôn khổ thỏa ước 3 năm ký kết giữa Viện Hợp tác & Phát triển châu Âu (IECD) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), hợp tác cùng tổ chức East Meets West (EMW) và Trung tâm Phát triển Phần mềm - Đại học Đà Nẵng (SDC).

Theo bà Lê Thị Diệu Phúc, Giám đốc PN Việt Nam, để tạo điều kiện cho các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận đào tạo và có cơ hội việc làm trong lĩnh vực CNTT, PN Việt Nam đã phối hợp với Hội Khuyến học tại 5 tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Trị) tuyển sinh học viên cho các khóa học.

Năm 2010 đã có 30 sinh viên được tuyển chọn và nhập học tại Đà Nẵng, các sinh viên được PN đào tạo, thu xếp ăn ở và hỗ trợ chi phí. Các năm học 2011 và 2012 đều có thêm 60 học viên mỗi năm.
Chương trình thực hiện các khóa đào tạo chuyên môn về CNTT trong 2 năm. Bên cạnh đó, sinh viên còn được huấn luyện các kỹ năng mềm, tiếng Anh, kỹ năng sống, văn hóa doanh nghiệp cũng như tham gia hoạt động cộng đồng. Sự hợp tác của PN với SDC giúp các sinh viên có bằng cấp chính quy, đây là “tấm thông hành” để các em có thể gia nhập thị trường lao động.

Sau 2 năm đào tạo, 28 sinh viên thuộc khóa đầu tiên đã tốt nghiệp và 23 em được tuyển vào làm việc tại các doanh nghiệp CNTT ở vị trí lập trình viên, kiểm thử hoặc quản trị mạng.  Ông Nguyễn Văn Diệu, ở xã Hòa Nhơn, phụ huynh em Nguyễn Thị Kim Chi, sinh viên khóa 1 chia sẻ: "Gia đình chúng tôi nghèo, không có điều kiện cho con theo học Đại học, nhờ có sự hỗ trợ của Chương trình mà con gái tôi đã được tuyển chọn, đào tạo và nhận việc làm ở vị trí lập trình viên trong một công ty chuyên về CNTT của Nhật Bản tại Đà Nẵng với mức thu nhập ổn định. Chương trình đào tạo CNTT của PN đã hỗ trợ thiết thực cho những người dân nông thôn như chúng tôi".

Em Bloong A Nhưi, người dân tộc Cơ-Tu, quê tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, hiện là sinh viên khóa 3 của chương trình tâm sự rằng: "Chương trình đào tạo CNTT của PN đã mở ra cơ hội tốt cho người dân tộc có điều kiện tiếp cận với CNTT. Bản thân em mong ước sẽ mang kiến thức học được về xây dựng và phát triển quê hương".

Passerelles Numériques là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2006, có mặt tại Campuchia, Philippines và từ năm 2010 bắt đầu hoạt động tại Việt Nam. Passerelles Numériques có sứ mệnh tạo điều kiện cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực CNTT.

Viện Hợp tác & Phát triển Châu Âu (IECD) là một tổ chức từ thiện quốc tế được thành lập năm 1988, với sứ mệnh phát triển lợi ích cộng đồng. IECD hoạt động tại Việt Nam với nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho Passerelles Numériques từ năm 2010.

Cơ quan Phát triển Pháp là cơ quan hành chính quan trọng trong chính sách hỗ trợ phát triển của Pháp, có mặt tại Việt Nam từ năm 1994. Từ năm 2008, AFD đã cấp hơn 2 triệu EUR viện trợ cho khoảng 10 tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam.

Theo ICTNews
Mỹ khuyến khích học sinh dùng smartphone, tablet trong lớp

Mỹ khuyến khích học sinh dùng smartphone, tablet trong lớp

Tại Mỹ, ngày càng nhiều trường học đang xây dựng chính sách cho phép học sinh mang thiết bị di động cá nhân như smartphone và máy tính bảng vào lớp học.

Tại trường trung học Oyster River, hai học sinh lớp 7 Patrick Beary và Morgan Bernier đang sử
dụng StoryKit – một ứng dụng miễn phí cho phép học sinh thực hiện các bài thuyết trình đơn giản.

Giải pháp tiết kiệm nhưng trường học vẫn phải đầu tư thêm

Trong ba năm qua, trường Trung học Oyster River tại Durham, New Hampshire (Mỹ) , đã cho phép học sinh mang theo thiết bị cá nhân có màn hình cảm ứng tới trường. Học sinh sẽ được giáo viên dạy cách làm bài thuyết trình trên iPad, theo dõi bài tập về nhà qua smartphone và giáo dục về những thông tin học sinh nên và không nên đăng lên mạng xã hội. Ngoài ra, smartphone và máy tính bảng còn có thể được sử dụng làm thời khóa biểu, sách học và từ điển bỏ túi sử dụng cho tất cả các môn học.

Ông Dave Montgomery, một giáo viên dạy lớp Năm, cho biết con gái ông thường xuyên sử dụng smartphone để tra cứu kiến thức khi học bài ở nhà. Đối với cô bé, màn hình cảm ứng của smartphone đã trở thành một công cụ học tập quen thuộc mặc dù ngôi trường mà con gái ông theo học chưa cho phép học sinh mang thiết bị di động cá nhân vào lớp học.

Một số trường học tại Mỹ còn ngần ngại chính sách này vì thực tế, việc cho phép học sinh tự mang thiết bị di động tới trường cũng còn vướng mắc một vài khó khăn. Ông Matt Woodward, giám đốc công nghệ của trường trung học Hooksett, New Hampshire (Mỹ) cho biết, trường Hooksett đang chuẩn bị áp dụng chính sách cho phép học sinh mang thiết bị di động vào lớp học trong năm nay.
Ông Woodward trích dẫn câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất về kế hoạch này là: “Nhỡ con tôi không có smartphone hoặc máy tính bảng riêng để mang tới lớp thì làm thế nào?”.

Ông Woodward cho rằng, nếu nói về vấn đề sở hữu cá nhân thì rất khó đưa ngay ra một câu trả lời đơn giản. Tuy nhiên, trường Hooksett đã chuẩn bị sẵn một số máy iPad dự phòng cho những học sinh không có smartphone hoặc máy tính bảng riêng sử dụng. Chính vì vậy, mặc dù cho phép học sinh tự mang thiết bị di động là giải pháp tiết kiệm, những trường học muốn áp dụng chính sách này vẫn phải đầu tư đáng kể về mặt công nghệ.

Và không thể bàn lùi

Ông David Pearl, một phụ huynh có con theo học tại trường Hooksett, đồng thời cũng trong hội đồng nhà trường, lo ngại rằng giải pháp mới có thể gây ra vấn đề về kỷ luật. Ví dụ, vì màn hình cảm ứng rất dễ điều khiển bằng ngón tay, đôi khi giáo viên khó kiểm soát nội dung mà học sinh đang mở ra trên thiết bị: “Khi giáo viên hỏi “trên màn hình của em hiện gì vậy”, học sinh chỉ cần lướt ngón tay, nội dung trên thiết bị sẽ thay đổi”, ông Pearl nói.

Ngoài ra, ông Pearl cũng lo ngại về vấn đề an toàn, liệu mạng Internet của trường học lọc hiệu quả những nội dung cấm trẻ em?, điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ dùng thiết bị để chụp và chia sẻ những hình ảnh không phù hợp?. Ngoài ra, còn phải nói tới vấn đề smartphone và tablet có thể gây phân tâm trong lớp học.

Tại Oyster River – trường học đã cho phép học sinh mang thiết bị tới trường từ ba năm nay – Cô Janet Martel, một giáo viên dạy môn khoa học lớp Bảy, nói học sinh sẽ chỉ bị phân tâm khi giáo viên cho phép chúng phân tâm. Cô cho rằng “vấn đề lớn nhất là phải thu hút học sinh tham gia bài giảng. Nếu trẻ bị cuốn hút và được giao bài tập cụ thể, chúng sẽ không có thì giờ mà phân tâm cho những thứ khác”.

Để thực hiện giải pháp mới, nhiều giáo viên nhất trí là phải thực hiện giáo dục cho học sinh về tư cách công dân trên mạng Internet, về sự cần thiết phải ngăn chặn các nội dung xấu trên mạng.
Mặt khác, trong 3 năm cho phép học sinh mang thiết bị tới trường, đội ngũ giáo viên của Oyster River nhận thấy không hề dễ để điều khiển lớp học với khoảng 10 loại thiết bị di động khác nhau. Thầy giáo Montgomery nói: “Bạn sẽ thấy thực sự vất vả. Tuy nhiên, vẫn phải tìm cách giải quyết vì bàn lùi không phải một lựa chọn”.

Cho phép dùng công nghệ di động trong lớp học sẽ là quy trình tiến bộ tiếp theo không thể tránh khỏi, giống như khi máy tính điện tử được đưa vào lớp học lần đầu tiên. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục lan rộng tại nhiều lớp học trên khắp đất nước Mỹ.

Theo NPR
Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 122 ra ngày 10/10/2012
VTC, FPT, Viettel "nuôi" tham vọng số hóa sách giáo khoa

VTC, FPT, Viettel "nuôi" tham vọng số hóa sách giáo khoa

Mặc dù nhu cầu, sự phổ biến của sách điện tử chưa cao cộng thêm vấn nạn vi phạm bản quyền vẫn tràn lan nhưng các "ông lớn" như VTC, FPT, Viettel... đều lập kế hoạch số hóa sách giáo khoa.

Hàn Quốc và Mỹ đang là 2 quốc gia tiên phong trong việc thực hiện số hóa sách giáo
khoa cho phép học sinh có thể tải nội dung các cuốn sách giấy từ máy tính bảng, smartphone..

Sẽ thực hiện số hóa giáo trình đại học, sách tham khảo trước

Trên thế giới, xuất bản điện tử đã trở thành ngành công nghiệp phổ biến để phân phối sách, tạp chí và báo đến độc giả thông qua các thiết bị đọc sách như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Chẳng hạn như tại Washington (Mỹ), trẻ em được học trên iPad hay tại Uruguay, học sinh đi học không mang sách giấy truyền thống mà mang laptop hoặc điện thoại di động để kết nối với giáo viên cùng các thành viên trong lớp.Năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch chi 2,3 tỷ USD để số hóa toàn bộ hệ thống sách giáo khoa trong các trường công trước 2015 để học sinh, sinh viên ở quốc gia này có thể tải nội dung các cuốn sách giấy từ nhiều phương tiện như máy tính bàn, máy tính bảng, smartphone… Ngoài ra, nước này còn bỏ ra 2,4 tỷ USD để mua sắm thiết bị công nghệ đồng bộ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Đối với Việt Nam, dù xuất bản điện tử mới bắt đầu phát triển nhưng các "đại gia" như VTC, FPT, Viettel cho đến các doanh nghiệp nhỏ hơn như Alezaa, AIC... đều đã lên kế hoạch tham gia số hóa sách giáo khoa, giáo trình cho học sinh, sinh viên.

Cụ thể, từ cuối năm 2010, tại Lễ Tổng kết Chương trình kết nối mạng giáo dục và ký kết triển khai các ứng dụng tin học trong nhà trường, Bộ GD&ĐT và Viettel đã ký hợp đồng hợp tác triển khai đầu tư thiết bị, số hóa sách giáo khoa, các tài liệu đào tạo… phục vụ nhu cầu số hóa tài liệu, giáo trình, đổi mới hình thức tập huấn cho giáo viên qua mạng.

Mới đây, đầu tháng 6/2012, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty VTC Online về việc hợp tác xuất bản sách giáo dục điện tử theo quy định của Bộ GD&ĐT từ cấp mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT.Theo Công ty AIC, từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2013, đơn vị này sẽ hoàn thiện xây dựng phần mềm để dạy những môn học khoa học tự nhiên cho các cấp học phổ thông song song với việc đưa vào thử nghiệm tại một số trường học. Dự kiến, đến năm 2015 sẽ hoàn thành số hóa các môn học còn lại và xuất bản tài liệu có liên quan.

Ông Bùi Trung Ngọc, Phó Giám đốc Mạng Việt Nam Go.vn cho biết, bên cạnh việc số hóa dần sách giáo khoa để "đón đầu" các chính sách phổ cập đại trà sách giáo khoa điện tử trong các trường tiểu học, THCS, THPT của các cơ quan quản lý , trước mắt VTC Online sẽ thực hiện số hóa các sách tham khảo, tạp chí, giáo trình của các trường Đại học...

Đầu năm 2012, ông Trương Đình Anh, khi đó còn đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Công ty FPT cho hay, đơn vị này đang theo đuổi một loạt chương trình về số hóa sách giáo khoa. FPT đang trong quá thương thảo việc hợp tác với các đơn vị phát hành và nắm giữ bản quyền các đầu sách, bao gồm cả sách giáo khoa, giáo trình, truyện, tạp chí... "Tham vọng của FPT là học sinh khi đi học thay vì phải mang cặp sách chỉ cần cầm theo máy tính bảng", ông Trường Đình Anh nhấn mạnh.

Gian nan việc bảo mật nội dung sách điện tử

Cuối năm 2011, Công ty Vinapo ra mắt phiên bản alpha của hệ thống phân phối sách điện tử Alezaa.com, đây là hệ thống có chức năng mua bán sách điện tử đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Mặc dù Alezaa đã sử dụng phần mềm Alezaa Reader để mã hóa bảo vệ sách,  chống sao chép nhưng sau một thời gian ngắn, chỉ cần lên google và gõ “cách tải ebook từ alezaa” là bất kì ai cũng có thể dễ dàng sao chép những cuốn sách trên hệ thống này về máy tính. Chính vì thế, đại diện các doanh nghiệp đều cho rằng, việc bảo mật cho các ấn phẩm xuất bản điện tử là nhiệm vụ ưu tiên cao nhất khi tham gia lĩnh vực này nếu không muốn dẫm vào "vết xe đổ" của Alezaa.

Bên cạnh đó, theo đại diện FPT, do Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các vi phạm, phòng chống các vi phạm bản quyền trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nội dung số cũng như luật xuất bản điện tử chưa được cụ thể, rõ ràng nên việc triển khai xuất bản điện tử cũng vướng nhiều rào cản và khó khăn, trong khi ở những nước như Mỹ, Hàn Quốc…  ý thức tôn trọng bản quyền luôn được đặt lên hàng đầu nên nên việc quản lý lĩnh vực xuất bản điện tử rất dễ dàng.  “Đó cũng là lý do khiến các doanh nghiệp chưa có hành động cụ thể cho việc triển khai xuất bản điện tử.”, đại diện FPT cho biết thêm.

Trước tình trạng này, một số ý kiến cho rằng, hướng tiếp cận lĩnh vực xuất bản điện tử hiện nay là dần dần số hóa tất cả các thể loại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí …, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất, xuất bản sách, tạp chí, tài liệu để thực hiện sản xuất các nội dung số có kiểm soát. Bên cạnh đó cần áp dụng các kỹ thuật công nghệ về việc bảo mật nôi dung bằng cách cộng tác với các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông để đảm bảo được việc tôn trọng bản quyền xuất bản và thuận tiện trong công tác quản lý.   

Theo ICTNews
Ra mắt website “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”

Ra mắt website “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”

Với việc ra mắt này, ban tổ chức mong muốn cộng đồng sẽ cùng chung tay góp 10 tỉ đồng để xây dựng một ngôi trường trên đảo Trường Sa Lớn, sau đó sẽ tiếp tục xây trường trên đảo Song Tử Tây và đảo Sinh Tồn.

Ra mắt website “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”

Sau hơn một tháng chuẩn bị, từ công tác tổ chức đến vận động, quyên góp cho chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”, ban tổ chức chương trình gồm Quỹ học bổng Vừ A Dính và báo Pháp Luật TP.HCM đã phối hợp với Công ty Cổ phần VNG chính thức cho ra mắt website www.vitruongsa.org với mong muốn kêu gọi cộng đồng hãy cùng chung tay góp 10 tỷ đồng để xây được một ngôi trường trên đảo Trường Sa Lớn, sau đó chương trình sẽ tiếp tục xây trường trên đảo Song Tử Tây và đảo Sinh Tồn.

Ngoài mục đích kêu gọi sự đóng góp mỗi người một viên gạch để xây nên nhiều ngôi trường cho các em học sinh tại đây, thông qua website này ban tổ chức cũng mong muốn làm cầu nối chia sẻ những thông tin, đưa cộng đồng và các mạnh thường quân đến gần hơn với những em nhỏ trên đảo Trường Sa, cùng nhau tạo thêm nhiều hoạt động có ý nghĩa cho nơi đây.

Là nhà đồng hành cùng chương trình, VNG ngoài việc đảm nhận vai trò lập nên website “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”, cũng đã đóng góp 300 triệu đồng cho chương trình. Ngoài ra, VNG sẽ tham gia vận động các công ty đối tác cũng như những công ty bạn trong lĩnh vực công nghệ thông tin chung tay vì chương trình.

Theo ICTNews
12 thủ khoa, sinh viên vượt khó nhận học bổng VNPT

12 thủ khoa, sinh viên vượt khó nhận học bổng VNPT

Hôm nay (20/9), VNPT đã tổ chức trao tặng 12 suất học bổng khuyến học "VNPT - Chắp cánh tài năng Việt" có tổng giá  trị trên 100 triệu đồng cho các tân sinh viên là thủ khoa, sinh viên vượt khó tiêu biểu trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2012.

Đại diện lãnh đạo VNPT và Hội Khuyến học Việt Nam trao
 học bổng khuyến học cho 10 thủ khoa các trường Đại học tại Hà Nội. Ảnh: M.T

Trong 12 tân sinh viên được nhận học bổng khuyến học “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” năm nay, có 10 thủ khoa đầu vào, dự thi các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và một số chuyên ngành khác của 9 trường đại học (ĐH) tại Hà Nội, gồm: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Công nghệ, ĐH Ngoại thương, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH An ninh, ĐH Xây dựng và ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn.

Mỗi suất học bổng VNPT dành cho 10 thủ khoa các trường ĐH có trị giá 10 triệu đồng. Những thủ khoa được nhận học bổng VNPT năm nay đều là những điểu hình về niềm đam mê CNTT cũng như nghị lực, tinh thần hiếu học khi đã nỗ lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn để đạt ước mơ trở thành sinh viên với số điểm đáng ngưỡng mộ.

Bên cạnh đó, VNPT cũng dành 2 suất học bổng khuyến học, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng cho 2 tân sinh viên vượt khó tiêu biểu trong đợt thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012, đó là: Ngô Văn Thuận - thí sinh đã đạp xe đạp 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội dự thi ĐH và Hoàng Anh Tùng - thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng đạt thành tích tốt trong kỳ thi ĐH, đồng thời chế tạo thành công máy cảm ứng chống điện giật dự thi Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2012. Tuy nhiên, do đang bị sốt cao nên thí sinh Ngô Văn Thuận không thể ra Hà Nội để nhận học bổng “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt”.

Cùng với suất học bổng khuyến học VNPT, mỗi thủ khoa, sinh viên vượt khó tiêu biểu còn được nhận 1 thẻ bảo hiểm PTI có giá trị bảo hiểm 20 triệu đồng, 1 USB 3G và SIM điện thoại trị giá 300.000 đồng từ VNPT Hà Nội và 1 thẻ học tiếng Anh trực tuyến từ Bea.vn và HelloChao.
Đặc biệt, 3 tân sinh viên: Tống Quốc Kỳ - Thủ khoa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Bùi Phương Thảo - Thủ khoa ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn và Hoàng Anh Tùng đã được Tập đoàn Intel lựa chọn, trao tặng mỗi tân sinh viên 1 laptop.

Trong 7 năm qua (2006 - 2012), VNPT đã dành hơn 10 tỷ đồng để tổ chức trao học bổng khuyến học “VNPT - Chắp cánh  tài năng Việt” cho gần 12.000 học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi trên khắp cả nước. Trong đó, chương trình học bổng dành cho các thủ khoa đã được VNPT thực hiện liên tục từ năm 2009 đến nay, với tổng số tiền gần 500 triệu đồng trao tặng học bổng cho hơn 50 thủ khoa đầu vào các trường ĐH thuộc khối khoa học, công nghệ.

Theo ICTNews
Quan chức QH: “Thật đau lòng khi thấy tội phạm do nghiện game sex"

Quan chức QH: “Thật đau lòng khi thấy tội phạm do nghiện game sex"

“Chúng ta đã không khỏi đau lòng khi chứng kiến những vụ phạm tội, những hoàn cảnh trớ trêu do nghiện game bạo lực, game sex gây ra”.

Bà Ngô Thị Minh - Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa,
giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội

Để có cái nhìn toàn diện hơn về hiện trạng game sex và game bạo lực đang lan tràn trên mạng internet, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Ngô Thị Minh - Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

PV: Thưa bà, là người phụ trách công tác về văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, bà đánh giá thế nào về tác hại của game sex và game bạo lực đối với thế hệ trẻ hiện nay?

Bà Ngô Thị Minh: Hầu hết những game bạo lực, game sex có mặt tại Việt Nam hiện nay đều là những trò chơi bị cấm và tồn tại được là nhờ những game thủ hoặc hacker bẻ khóa bản quyền và phát tán trái phép. Nó đang là một “trò thư giãn” yêu thích của không ít bạn trẻ và để lại hậu quả cả về mặt thể chất và tinh thần. Nghiện game được ví như nghiện ma túy nhưng tác hại của nó còn nghiêm trọng hơn nhiều. Nó đang hủy hoại một bộ phận thanh thiếu niên và đây chính là vấn nạn mới của xã hội thời @.

Tác động của game bạo lực và game sex không chỉ dừng lại ở sự bỏ bê, sao nhãng học hành mà nghiêm trọng hơn là sự thay đổi nhân cách của giới trẻ theo chiều hướng xấu, khiến các em có những định hướng sai lầm, nảy sinh hành vi tiêu cực, nếu không kịp thời ngăn chặn có thể làm hủy hoại cả tương lai.

Vì nghiện game bạo lực nên không ít những game thủ trở thành hung thủ, đánh mất tương lai của mình vì những hành vi vi phạm pháp luật. Những ám ảnh trong game khiến các em thường xuyên rơi vào thế giới ảo dẫn đến lệch lạc về tư tưởng, nhận thức, có lối sống vô cảm, thậm chí nhiều em đã phải trả giá đắt cho hành vi bạo lực của mình. Một số vụ án mạng nghiêm trọng xuất phát từ những ảnh hưởng của game bạo lực khiến chúng ta phải giật mình (cướp của, giết người bằng những thủ đoạn tàn bạo, lạnh lùng…).

Còn với game sex, nó có sức tác động mạnh hơn và hiệu lực nhanh hơn. Với những trò chơi bạo lực, để game thủ có thể bắt chước thì phải có thời gian và cơ hội trong một hoàn cảnh nào đó. Nhưng đối với game sex, các game thủ thậm chí còn bị thúc đẩy tự tạo ra hoàn cảnh, tạo ra điều kiện để thử.

Nghiện game sex tạo ra sự nhận thức tình dục lệch chuẩn, dẫn đến các chứng loạn thần, trầm cảm, hoang tưởng, luôn có ảo giác là mình phải quan hệ tình dục với người khác, là một trong những nguyên do dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm tình dục trẻ em.

Một cảnh nóng trong một sex game thuộc họ Visual Novel

Theo các bác sĩ, sau khi nghiện game khiêu dâm, hầu hết các bệnh nhân đều mắc chứng loạn dục, thậm chí hóa cuồng vì thèm sex do không làm chủ được hành vi của mình. Chứng bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, phát dục sớm, tổn thương bộ phận sinh dục, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà còn có thể dẫn đến vô sinh. Chúng ta đã không khỏi đau lòng khi chứng kiến những vụ phạm tội, những hoàn cảnh trớ trêu do nghiện game bạo lực, game sex gây ra.

Giới trẻ chính là tương lai của đất nước. Tuy nhiên một phần trong thế hệ tương lai này đang tự hủy hoại mình bởi những hệ lụy của nghiện game sex, game bạo lực.

PV: Sự lo ngại của nhiều người về ảnh hưởng của loại game này đối với giới trẻ không phải là không có căn cứ khi đã có nhiều vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng (vụ án hiếp dâm, vụ án mạng…) xảy ra…

Bà Ngô Thị Minh: Game sex và game bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với giới trẻ, trở thành một trong những vấn nạn cần được cả xã hội chung tay khắc phục. Khi giới trẻ chơi game và bắt chước theo những hành vi trong game chính là đang biến những hành động của thế giới ảo thành hiện thực. Một khi mất đi khả năng kiểm soát, thường xuyên sống trong ảo giác mà không biết sẽ gây ra những hành vi dần ảnh hưởng đến đạo đức, làm tha hóa nhân cách, lệch lạc về nhận thức, từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, có thể hủy hoại tương lai của giới trẻ.

PV: Trước hiện tượng các loại game sex và game bạo lực lan truyền một cách mạnh mẽ trên mạng internet như hiện nay, trách nhiệm của các cơ quan chức năng cần phải được thể hiện rõ như thế nào, thưa bà?

Bà Ngô Thị Minh: Phải công nhận rằng, trong thời gian qua việc quản lý internet của chúng ta còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp hiệu quả để làm trong sạch môi trường thông tin nhanh, đa chiều và rộng lớn này, làm ảnh hưởng đến lối sống và hành vi của một bộ phận thanh thiếu niên. Đây là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan liên quan, trong đó đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Thông tin &Truyền thông và các bên liên quan chính là ngành Giáo dục & Đào tạo, Đoàn Thanh niên, một phần trách nhiệm không nhỏ thuộc về gia đình…

Các đối tượng cướp vàng với mục đích để lấy tiền chơi game không ít

PV: Xin bà có thể nói cụ thể hơn về trách nhiệm của các gia đình trong việc này?

Bà Ngô Thị Minh: Như nội dung đã đề cập ở trên, trách nhiệm của gia đình là rất lớn trong việc quản lý, giáo dục con cái, người chưa thành niên. Hiện nay trong điều kiện kinh tế mở, các bậc phụ huynh, nhất là những gia đình bố mẹ làm kinh doanh bận rộn, hoặc hay phải đi làm ăn xa nhà có ít thời gian để trò chuyện, tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm của con và hướng dẫn con cái học tập.

Các em thiếu sự kèm cặp và quan tâm của người lớn; dễ bị bạn bè xấu, kẻ xấu rủ rê, lôi kéo và sa vào những trò chơi không lành mạnh; cũng có trường hợp vì cảm thấy cô đơn trong môi trường gia đình nên muốn đến với trò chơi bạo lực để có cảm giác sức mạnh… và trở nên nghiện game từ lúc nào không biết.

Để khắc phục, tôi nghĩ trong tổng thể các giải pháp thì có một giải pháp rất quan trọng là cần tăng cường cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, giáo dục con cái, nâng cao nhận thức về tác hại của game bạo lực, game sex cho các bậc cha mẹ, giúp các bậc cha mẹ thấy hết trách nhiệm của mình trước những nguy cơ đang đe dọa thế hệ trẻ…

PV: Có ý kiến cho rằng các em học sinh tìm đến những loại game này một phần lớn là do tò mò. Vậy theo bà, phải chăng công tác giáo dục giới tính của chúng ta đang có vấn đề?

Bà Ngô Thị Minh: Đặc điểm của lứa tuổi vị thành niên là tính tò mò, thích khám phá cái mới, ngay cả khám phá chính bản thân mình, có điều là các em nên tiếp cận những gì và môi trường, điều kiện tiếp cận của các em? Câu hỏi đặt ra là tại sao những em học hành chăm chỉ, được định hướng tốt lại ít khi tìm đến các loại game độc hại đó?

Vì vậy, chúng ta không thể đỗ lỗi cho tính tò mò hay cho rằng công tác giáo dục giới tính của chúng ta có vấn đề mà bỏ qua những yếu tố quan trọng khác như vai trò của gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể, môi trường bạn bè… Tuy nhiên đối với giáo dục thì việc giáo dục giới tính cho các em hiện nay còn ở mức độ đơn giản, chưa có một chương trình đổi mới cho phù hợp và đang còn nhiều tranh cãi về quan điểm, nhìn nhận, về nội dung cụ thể đưa vào chương trình học…

PV: Theo bà, trách nhiệm của Đoàn Thanh niên trong việc này như thế nào khi có ý kiến cho rằng có quá ít các hoạt động tập thể dành cho giới trẻ khiến họ bị cuốn hút, mê hoặc bởi những thứ game đen kia?

Bà Ngô Thị Minh: Đoàn Thanh niên có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, định hướng lý tưởng, khơi dậy hoài bão… cho giới trẻ. Hiện nay, Đoàn cũng đang từng bước đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của mình nhằm thu hút, tập hợp thanh niên tham gia vào các hoạt động rèn luyện sức khỏe, phát huy trí tuệ bản thân và tham gia xây dựng cộng đồng…
Tuy nhiên, sức hấp dẫn trong hoạt động của Đoàn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tổ chức Đoàn cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà trường để ngăn chăn tình trạng giới trẻ bị cuốn hút, mê hoặc bởi game đen, bị lệch lạc về tư tưởng, lối sống…

PV: Có một thực tế, vấn nạn này chúng ta đã đề cập tới từ cả chục năm nay, các giải pháp cũng đã được đưa ra với rất nhiều kỳ vọng nhưng hiệu quả đạt được dường như chẳng được là bao?
Bà Ngô Thị Minh: Trước hết, chúng ta phải thấy được và thực hiện được một cách đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ, và phải có sự chung tay phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể, không đùn đẩy trách nhiệm...

Trong công tác quản lý Nhà nước, trước hết Bộ Thông tin và truyền thông là đơn vị có chức năng quản lý dịch vụ internet, một mặt cần chỉ đạo quản lý chặt chẽ hơn hệ thống dịch vụ kinh doanh internet theo quy định, mặt khác, phải đầu tư nghiên cứu để có các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn truy cập vào các trang web đen, game online có nội dung không lành mạnh…

Tuy nhiên, đây không phải là trách nhiệm của riêng Bộ Thông tin và truyền thông, mà biện pháp ngăn chặn tận gốc phải là tăng cường giáo dục về lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho giới trẻ, hướng thanh thiếu niên vào những hoạt động lành mạnh… Mặt khác, thế hệ trẻ ngày nay cần xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với gia đình, với cộng đồng và xã hội, trong đó có việc mỗi bạn trẻ là một chiến sỹ chiến đấu để đẩy lùi sự xâm nhập của các trang web trò chơi độc hại.

Xin trân trọng cảm ơn bà!
Theo Hồng Chính Quang/Giaoduc.net.vn
no image

Nam sinh Ams 'đổ' rầm rầm vì cô giáo 9X


Có mặt trong Ngày hội sáng tạo hôm nay 29/8, cô giáo mới về trường - Phan Hồng Anh trở thành chủ đề được teens xôn xao bàn luận. Mọi người cứ rỉ tai nhau về giáo viên mới toe này và hết bạn này tới bạn khác thi nhau ngó nghiêng, chụp trộm ảnh. Bởi lẽ, cô giáo quá xinh xắn, dễ thương, sở hữu một gương mặt thánh thiện, thơ ngây như nữ sinh. "Lúc đầu ban đầu, ai cũng ngỡ đó là đàn chị khóa trước của mình thôi. Đến khi đọc bảng tên cô ở bàn giám khảo của chương trình, chúng mình đều té ngửa. Cô giáo trẻ và xinh thế. Tim mình sắp "rụng" mất rồi", một Amser nghẹn ngào nói.
Lí lịch trích chéo của cô giáo mới cũng nhanh chóng được các bạn update cho nhau. Cô Hồng Anh sinh năm 1991, vừa tốt nghiệp lớp chất lượng cao, khoa Toán - Tin, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội hồi tháng 5 năm nay. Đặc biệt, cô giáo ấy chính là Á khôi cuộc thi Imiss Thăng Long 2010 đấy.
Cùng ngắm nhìn cô giáo 91 có gương mặt thánh thiện, thơ ngây như nữ sinh của các Amsers nhé!
Cô Phạm Hồng Anh - giáo viên 91 mới toe của trường Ams.
Trông cô chẳng khác gì một nữ sinh trong trường cấp 3.
Đôi mắt ngây thơ, trong sáng.
Nét mặt thanh tú, thánh thiện.
Cô giáo còn rất 'xì tin' khi ôm ipad hình mèo Kitty đi chấm điểm.
Nhìn cô giáo nhí nhảnh, đáng yêu chưa này.
Cô rất thân thiện khi trò chuyện, nói cười cùng học sinh.
Các bạn trai trong trường thi nhau chụp hình trộm cô giáo. Những "anh lớn" đã ra trường, can đảm hơn thì dám đến gần xin chụp chung với các thầy cô để có hình mình bên cô giáo mới.
Copyright © 2012 Bloghotvn All Right Reserved