Fashion

sdgad

New Post

Rss

Hiển thị các bài đăng có nhãn thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
no image

Vì sao Nga sợ bán vũ khí cho Trung Quốc?




Ngày 25/3, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Moscow và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận bán công nghệ quân sự và vũ khí của Nga cho Trung Quốc, bao gồm 24 máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Amur. Tuy nhiên, tối cùng ngày, hãng thông tấn Nga ITAR-TASS phủ nhận thông tin này và cho biết, trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga từ thứ 6 đến Chủ nhật tuần trước, hai bên không thảo luận vấn đề “hợp tác kỹ thuật quân sự”.

Trong thực tế, Nga và Trung Quốc đã có nhiều lần giao dịch vũ khí không suôn sẻ, mà Nga bị cho là bên thiệt thòi. Bài viết sẽ cho thấy góc nhìn của các nhà quan sát về việc Trung Quốc đã lợi dụng kỹ thuật quân sự của Nga như thế nào. 





Từ năm 2000 trở về trước hơn chục năm, Trung Quốc luôn là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Những năm gần đây, thứ hạng của Trung Quốc giảm dần: Năm 2010 đứng hàng thứ 2, năm 2011 xuống thứ 4. Tính chung giai đoạn 2008-2012, Trung Quốc xuống vị trí thứ 2, sau Ấn Độ.

Nguyên nhân chính là Trung Quốc tự sản xuất được nhiều vũ khí, khí tài công nghệ cao mà trước đây nước này phải nhập khẩu. Theo các nhà phân tích, đằng sau hiện tượng này là việc Trung Quốc đã sao chép, đánh cắp công nghệ quân sự của nước ngoài với quy mô lớn.

Mua mồi để đánh cắp

Giới quan sát cho rằng, trong khi các món hàng “khủng” nhất được đánh cắp từ phương Tây (thường là qua internet), những thiết kế hữu ích nhất được đánh cắp từ Nga. Theo họ, năng lực sản xuất của Trung Quốc đối với nhiều công nghệ quân sự nước ngoài chưa đạt đến tiêu chuẩn châu Âu, nhưng nước này có thể tận dụng bản sao hữu ích của công nghệ Nga.

Những năm 90 của thế kỷ trước, xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc rất lớn, có năm lên tới 2 tỷ USD. Nhưng đến năm 2006, mọi chuyện chấm dứt, "dòng lũ" co lại thành vòi nước nhỏ giọt. Tất cả là vì lý do thực tế. Theo các nhà phân tích, lý do là Trung Quốc sao chép, nếu không muốn nói là đánh cắp công nghệ quân sự Nga.

Vì sao Nga sợ bán vũ khí cho Trung Quốc?, Tin tức trong ngày, nga ban vu khi cho trung quoc, nga, so ban vu khi cho trung quoc, sao chep, may bay chien dau su-33, danh cap cong nghe quan su, he thong phong thu ten lua hq-9, truc thang chong tau ngam helix, may bay van tai, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Máy bay chiến đấu Su-33 của Nga. (Nguồn: q-zon-fighterplanes.com)

Ví dụ, năm 2009, Nga từ chối bán cho Trung Quốc bất kỳ chiếc máy bay chiến đấu Su-33 nào, vì lo ngại rằng, Trung Quốc sẽ đánh cắp thiết kế và sản xuất các bản sao một cách trái phép. Su-33 nặng 33 tấn là phiên bản chỉnh sửa (dùng cho tàu sân bay) của Su-27.

Trong vài năm, Trung Quốc thảo luận khả năng mua 50 chiếc Su-33. Nhưng khi Trung Quốc nói rằng, họ ban đầu chỉ mua hai chiếc phục vụ “mục đích đánh giá”, Nga lùi lại ngay, nói rằng sẽ không bán cho Trung Quốc bất kỳ chiếc Su-33 nào.

Nga đã sử dụng hai tá Su-33 trên tàu sân bay Kuznetzov, dù những chiếc máy bay này sau đó được thay thế bằng MiG-29K có những tính năng dành riêng cho hải quân.

Lý do đằng sau việc từ chối thương vụ Su-33 là Nga nhận ra rằng, Trung Quốc đã và đang sản xuất các phiên bản Su-27 một cách trái phép. Theo giới quan sát, Nga đã biết về việc đánh cắp này được một thời gian.

Tất cả bắt đầu vào năm 1995, khi Trung Quốc trả 2,5 tỷ USD cho quyền sản xuất 200 chiếc Su-27. Theo đó, Nga cung cấp động cơ và hệ thống điện tử. Nhưng sau năm 1995, khi lắp ráp xong máy bay Su-27, Trung Quốc hủy thỏa thuận với Nga. Trung Quốc nói rằng, họ sử dụng những kiến thức có được từ chương trình Su-27 để phát triển phiên bản nội địa của loại chiến đấu cơ này và đặt tên là J-11.

Nga giữ bí mật vụ sao chép này và cảnh cáo Trung Quốc rằng, việc chỉ đơn giản copy công nghệ Nga sẽ tạo ra những chiếc máy bay phế phẩm. Rõ ràng là Trung Quốc đã không đồng ý và tiếp tục sản xuất J-11 bằng công nghệ mà họ tuyên bố là do họ tự nghiên cứu, phát triển.

Sao chép từng phần

Một ví dụ sao chép trắng trợn nữa là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc mà nước này đem xuất khẩu. Các chuyên gia quân sự của Nga và nhiều nước phương Tây tin rằng, hệ thống này sử dụng công nghệ tương tự hệ thống tên lửa S-300 của Nga và Patriot của Mỹ.

Năm 2008, Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận, theo đó Trung Quốc hứa dừng việc đánh cắp công nghệ quân sự Nga. Các nhà quan sát cho rằng, mục đích chính của thỏa thuận “hợp tác kỹ thuật quân sự” mới giữa Nga và Trung Quốc chỉ là để Trung Quốc ngừng xuất khẩu các bản sao vũ khí, khí tài Nga, cạnh tranh với sản phẩm gốc của xứ sở bạch dương.

Vì sao Nga sợ bán vũ khí cho Trung Quốc?, Tin tức trong ngày, nga ban vu khi cho trung quoc, nga, so ban vu khi cho trung quoc, sao chep, may bay chien dau su-33, danh cap cong nghe quan su, he thong phong thu ten lua hq-9, truc thang chong tau ngam helix, may bay van tai, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 của Trung Quốc bị coi là nhái S-300 của Nga. (Nguồn: Trishul Trident)

Thỏa thuận này đã đem lại kết quả nhất định. Nga sau đó đồng ý bán cho Trung Quốc 6 chiếc máy bay trực thăng chống tàu ngầm Helix. Theo các nhà phân tích, việc này có thể liên quan thỏa thuận Trung Quốc và Nga cùng phát triển máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn, dựa trên loại hiện có là Mi-26T (máy bay nặng 20 tấn, có thể chở 80 hành khách).

Ngoài ra, có thể còn có một số thỏa thuận phát triển chung khác, nhằm sản xuất các phiên bản mới hơn của những thiết kế trực thăng Nga hiện có. Điều này có thể đem lại lợi ích cho cả hai bên, các nhà phân tích nhận định.

Đó là vấn đề thời gian. Thập kỷ qua, chính phủ Nga cố gắng xử lý một vấn đề ngày càng trầm trọng là phía Trung Quốc làm ngơ, thậm chí khuyến khích các nhà sản xuất vũ khí của mình đánh cắp công nghệ quân sự Nga. Họ thường không đánh cắp toàn bộ hệ thống vũ khí (như máy bay, tàu chiến), mà là các thành phần.

Radar và hệ thống điện tử thường bị copy, bằng cách sử dụng mẫu và dữ liệu kỹ thuật do các nhà sản xuất Nga cung cấp (nhằm bán được hàng). Vấn đề thường xảy ra là sau đó không có thương vụ nào được ký kết. Vài năm sau, Trung Quốc ra phiên bản nhái của hệ thống điện tử, tên lửa, radar Nga…

__________________________________

Nhiều quan chức quốc phòng, nhà phân tích quân sự cho rằng, dù Nga không bán Su-35 và tàu ngầm Lada cho Trung Quốc thì nước này vẫn tìm mọi cách làm nhái để xuất khẩu với giá thấp hơn. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng?

Mời độc giả đón đọc bài: TQ có đủ khả năng sao chép máy bay Su-35? vào 19h00 28/3/2013.

Thạch Vũ (theo Strategy Page, Moscow Times, CBS News) (Khampha.vn)
Android thống trị thế giới, iPhone là bá chủ tại Mỹ

Android thống trị thế giới, iPhone là bá chủ tại Mỹ

Hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel ComTech vừa công bố bản báo cáo cho thấy mặc dù Android vẫn chiếm ưu thế ở châu Âu và trên khắp thế giới nhưng tại Mỹ, Apple vẫn nắm trong tay hơn 50% doanh số smartphone quý vừa qua.

Theo những dữ liệu của Kantar, nền tảng iOS của Apple đang tiếp tục vượt mặt Android, ít nhất là tại Mỹ. Trong quý cuối cùng của năm 2012, chiếc iPhone đình đám của Apple đã chiếm tới 51,2% tổng doanh số smartphone tại Mỹ. Ở vị trí thứ hai, điện thoại chạy Android nắm 44,8%, chỉ để lại cho nền tảng Windows Phone của Microsoft khoảng 2,6%.

Nền tảng iOS của Apple cũng có phong độ tốt tại  Nhật Bản khi trở thành sự lựa chọn số một của 2/3 người mua smartphone ở nước này. "Sự tăng trưởng liên tục của Apple là nhờ vào cả iPhone 5 và các model cũ hơn đã thu hút nhiều nhóm khách hàng, từ những người mua sản phẩm Apple lâu năm, những người mua smartphone lần đầu tiên và cả những người từng sử dụng các thương hiệu smartphone khác", Mary-Ann Parlato, nhà phân tích của hãng Kantar nhận xét.

iPhone vẫn là smartphone số 1 tại Mỹ

Trong năm 2012 tại Mỹ, tỷ lệ người sử dụng Android chuyển sang dùng iPhone là 19%, trong khi năm 2011, con số này mới chỉ ở mức 9%.

Các thuê bao của nhà mạng Verizon đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tăng trưởng của iOS. 59% khách hàng Verizon mua điện thoại iPhone từng sử dụng các loại điện thoại của thương hiệu khác và 30% trong số đó đã sử dụng điện thoại Android. Ngoài ra, 15% khách hàng của nhà mạng AT&T chuyển từ điện thoại chạy nền tảng khác sang mua iPhone nhưng chỉ 6% trong số này là những người từng sử dụng điện thoại Android.

Trong số những người mua iPhone khác thì 35% người đã từng sử dụng một model cũ hơn trong khi 30% người mua iPhone như chiếc smartphone đầu tiên của họ.

Tuy nhiên, theo bản báo cáo của Kantar thì Android vẫn chiếm vị trí số 1 trên khắp thế giới, bao gồm các quốc gia chủ chốt như Anh, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Úc và Đức. Nhưng đà tăng trưởng của Android được cho là đang chậm lại. 

Nhà phân tích Dominic Sunnebo của Kantar khẳng định "Vào cuối năm 2012, bức tranh hệ điều hành toàn cầu cho thấy Android vẫn đứng đầu bảng nhưng rõ ràng tỷ lệ tăng trưởng của nền tảng này trong năm qua đang bắt đầu chậm lại khi số người mua smartphone lần đầu tiên đang bắt đầu giảm xuống".

Samsung đang dẫn đầu tại Anh với 35% doanh số bán hàng smartphone vào quý cuối cùng của năm 2012. Trong khi đó, Apple đang đuổi theo sát sườn với 32%.

Bên cạnh đó, nền tảng Windows Phone của Microsoft đang đạt được một số bước tiến tại châu Âu. Trong quý này, Windows Phone đã chiếm tới 5,9% doanh số smartphone ở Anh, tăng so với 2,2% hồi năm ngoái và 13,9% tại Italy, tăng so với 2,8% của năm trước.

Theo Dân Trí
AMD thuê lại 2 cựu kĩ sư cao cấp của Apple và Qualcomm

AMD thuê lại 2 cựu kĩ sư cao cấp của Apple và Qualcomm

Một phát ngôn viên của AMD xác nhận rằng hãng đã thuê lại 2 kĩ sư từng làm việc cho Apple và Qualcomm, một động thái được cho là để mở rộng thêm phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng của hãng.

AMD thuê lại 2 cựu kĩ sư cao cấp của Apple và Qualcomm

Theo một báo cáo từ Reuters, 2 kĩ sư mới của AMD bao gồm Charles Matar và Wayne Meretsky. Charles Matar, người từng làm việc cho Qualcomm với chuyên môn chính liên quan đến VXL di động điện áp thấp và thiết kế chip nhúng sẽ đến AMD với vai trò là Phó Chủ tịch phát triển hệ thống trên chip (System-on-Chip Development), một dấu hiệu rõ ràng cho tham vọng của AMD trên thị trường điện thoại di động. Còn với Wayne Meretsky, cựu phụ trách xử lí các vấn đề về kĩ thuật (Technical lead) trên OS X của Apple sẽ làm việc cho AMD với vai trò là Phó Chủ tịch mảng phát triển phần mềm và sở hữu trí tuệ (Intellectual Property).

Phát ngôn viên của AMD cho biết việc thuê mới 2 kĩ sư này nhằm giúp AMD mở rộng thêm các thị trường mới. Tuy nhiên, không có các thông tin chi tiết về các khu vực mà hãng đang nhắm tới.

Việc các đối thủ như NVIDIA, Qualcomm... liên tục có các sản phẩm mới làm cho AMD cần phải có sự đổi mới và việc thuê thêm 2 kĩ sư cao cấp này có thể không ngoài mục đích đó. Vào tháng 10 vừa qua, hãng cũng đã phải sa thải 15% lực lượng lao động của mình nhằm tiết kiệm chi phí.

Theo ZDNet
Chủ tịch Google lần đầu chia sẻ về chuyến đi Triều Tiên

Chủ tịch Google lần đầu chia sẻ về chuyến đi Triều Tiên

Sau chuyến đi gây nhiều tranh cãi đến Triều Tiên, chủ tịch Google Eric Schmidt đã lần đầu tiên chia sẻ những ấn tượng và lý do thực hiện chuyến đi của mình.

Eric Schmidt đã lần đầu tiên chia sẻ chi tiết và mục đích chuyến đi đến Triều Tiên trên trang cá nhân Google+ của mình. Theo đó, lý do chính là Schmidt đặt chân đến một trong những đất nước “bí ẩn” nhất trên thế giới đó là kêu gọi chính quyền Triều Tiên mở cửa Internet tự do cho phép người dân đất nước này tiếp cận dễ dàng hơn với Internet.

Chủ tịch Google trong vòng vây báo chí khi đến Triều Tiên

Trong bài viết trên trang Google+, Schmidt cho biết máy tính ở đây chủ yếu hoạt động trên nền tảng Linux và truy cập Internet phải chịu sự giám sát của chính quyền. Tuy nhiên, chỉ có chính phủ, quân đội và các trường đại học mới có quyền truy cập Internet.

“Có mạng Internet bị giám sát và mạng Intranet ở Triều Tiên. Mạng Intranet kết nối giữa các trường đại học với nhau và có thể truy cập mạng Internet thông qua mạng này”, Schmidt viết trên Google+.

Schmidt cũng cho biết rằng sử dụng Internet ở Triều Tiên rất bất tiệc và thiếu sự riêng tư, khi thường xuyên có nhiều người đứng sau quan sát quá trình sử dụng máy tính truy cập Internet. 

Ngoài mạng Internet thông thường, hệ thống mạng 3G cũng đã có mặt ở đất nước này nhưng hiện tại không thể kết nối Internet. Schmidt cũng cho biết rằng có rất nhiều điện thoại có khả năng kết nối 3G tại Triều Tiên và dự kiến vẫn sẽ còn tiếp tục tăng lên trong tương lai.

Mặc dù cả Schmidt lẫn Google đều khẳng định chuyến đi này chỉ nhằm mục đích cá nhân, tuy nhiên nhiều người vẫn hoài nghi rằng mục đích đằng sau chuyến đi của Schmidt là nhằm mở rộng thị trường của Google tại đất nước này.

Cho dù mục đích thực sự là gì thì nếu thành công, có vẻ như cả người dân Triều  Tiên lẫn Google đều là người có lợi.

Bản thân Schmidt cũng tin rằng việc mở cửa Internet ở Triều Tiên sẽ là lựa chọn cho chính bản thân quốc gia này.

“Khi thế giới này càng trở nên kết nối, việc đóng cửa Internet sẽ khiến Triều Tiên trở nên cô lập và ảnh hưởng rất lớn đến thế giới vật chất và tăng trưởng kinh tế của họ. Điều này sẽ khiến họ khó khăn hơn trong việc đuổi kịp nền kinh tế thế giới”.

Schmidt cho rằng Triều Tiên bị tụt hậu lại phía sau so với thế giới nếu không mở cửa Internet và viễn thông.

Trước đó, chuyến đi đến Triều Tiên của chủ tịch Google Eric Schmidt và cựu Thống đốc bang New Mexico Bill Richardson đã chịu phải rất nhiều sự chỉ trích của chính quyền Mỹ, nhất là trong bối cảnh Triều Tiên vừa phóng thành công vụ thử tên lửa gây tranh cãi.

Theo Dân Trí
Châu Á chiếm gần nửa số người dùng Internet toàn cầu

Châu Á chiếm gần nửa số người dùng Internet toàn cầu

2,4 tỷ người dùng Internet toàn cầu trong đó số người dùng 1,1 tỷ là số người dùng Internet tại châu Á đã chiếm 1,1 tỷ là một trong những con số thống kê ấn tượng về Internet năm 2012.


Trang Royal Pingdom mới đây đã tiến hành tổng kết các sự kiện diễn ra trong thế giới Internet năm 2012. Những con số ấn tượng được Royal Pingdom đã cho thấy một bức tranh khá sáng sủa về Internet năm qua.

Số lượng website

- 634 triệu là số website đang hoạt động trên toàn cầu (tính đến tháng 12/2012).

- 51 triệu là số website mới xuất hiện trong năm 2012.

- 191 triệu là số lượt người truy cập vào Google, đưa trang web này lên vị trí số 1 tại thị trường Mỹ trong tháng 11/2012.

- 87,8 triệu là số lượng blog trên trang Tumblr.

- 17,8 triệu là số lượt người truy cập Tumblr.

- 59,4 triệu là số trang blog WordPress trên toàn thế giới.

- 43% là tỷ lệ website trong 1.000 địa chỉ hàng đầu, được đặt tại các máy chủ ở Mỹ.

- 48% là tỷ lệ blog trong 100 blog hàng đầu chạy WordPress.

- 75% là tỷ lệ trang web trong số 10.000 website hàng đầu được xây dựng từ phần mềm mã nguồn mở.

Mạng xã hội

- 1 tỷ người là số người dùng Facebook (tính đến hết tháng 10/2012).

- 47% là tỷ lệ nữ giới dùng Facebook.

- 40,5 là độ tuổi trung bình của người dùng Facebook.

- 2,7 tỷ là số lượt nhấn nút "like" mỗi ngày trên Facebook.

- 24,3% trong số 10.000 website hàng đầu có tích hợp Facebook.

- 85.962 là lượng bài đăng hàng tháng trên mỗi trang Facebook tại Brazil, quốc gia có người dùng Facebook tích cực nhất.

- 200 triệu là số người dùng Twitter có đăng nhập sử dụng mỗi tháng, Twitter vượt qua mốc này vào tháng 12/2012.

- 37,3 là độ tuổi trung bình của người dùng Twitter.

- 327.452 là số lượt tweet mỗi phút trên Twitter khi ông Barack Obama tái đắc cử Tổng thống Mỹ.

- 9,66 triệu là số lượt “tweet” trong thời gian diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội 2012 được tổ chức tại thủ đô London của Anh.

- 175 triệu là số lượng trung bình lượt tweet được gửi đi mỗi ngày trong năm 2012.

- 51 là số lượng trung bình follower (người theo dõi) của một người dùng Twitter.

- 163 tỷ là tổng số lượt tweet kể từ khi Twitter bắt đầu hoạt động. Twitter vượt qua mốc này hồi tháng 07/2012.

- 123 là số lượng nguyên thủ quốc gia có tài khoản Twitter.

- 187 triệu là số người sử dụng LinkedIn (tính đến tháng 9/2012).

- 44,2 là độ tuổi trung bình của người dùng LinkedIn.

- 135 triệu là số người dùng Google+ hàng tháng.

- 5 tỷ là số lượt bấm nút “+1” trên Google+ mỗi ngày.

Người dùng Internet

- 2,4 tỷ là số người sử dụng Internet trên toàn cầu.

- 1,1 tỷ là số người dùng Internet tại châu Á.

- 519 triệu là số người dùng Internet tại châu Âu.

- 274 triệu là số người dùng Internet tại Bắc Mỹ.

- 255 triệu là số người dùng Internet ở Mỹ Latin/ Caribbean.

- 167 triệu là số người dùng Internet ở châu Phi.

- 90 triệu là số người dùng Internet ở Trung Đông.

- 24,2 triệu là số người dùng Internet ở châu Đại dương/Australia.

- 565 triệu là số người dùng Internet tại Trung Quốc, đông hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới.

- 42,1% là tỷ lệ dùng Internet ở Trung Quốc.

Thiết bị di động

- 1,1 tỷ là số thuê bao điện thoại thông minh (smartphone) trên toàn cầu.

- 5 tỷ là số người dùng điện thoại di động.

- 5,3 tỷ là số lượng điện thoại di động.

- 1,3 tỷ là số smartphone đang được sử dụng trên toàn cầu tính tới cuối năm 2012.

- 465 triệu là số smartphone Android bán ra trong năm 2012.

- 31% là tỷ lệ người dùng Internet tại Mỹ sử dụng máy tính bảng hoặc máy đọc sách điện tử.

- 13% là tỷ lệ lưu lượng Internet dùng bởi thiết bị di động.

- 1,3 exabytes là lưu lượng ước tính của dữ liệu di động toàn cầu mỗi tháng trong năm 2012

- 59% là tỷ lệ lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu thuộc về video.

- 500 MB là lưu lượng dữ liệu tiêu tốn mỗi tháng bởi một người dùng smartphone bình thường.

- 504 kbps là tốc độ kết nối mạng di động trung bình toàn cầu (đối với điện thoại di động nói chung).

- 1,820 kbps là tốc độ kết nối mạng di động trung bình toàn cầu (đối với riêng smartphone).

Tên miền

- 246 triệu là số lượng đăng ký tên miền thuộc tất cả các tên miền hàng đầu.

- 329 là số lượng tên miền hàng đầu.

- 100 triệu là số lượng tên miền đuôi "com" vào cuối năm 2012.

- 14,1 triệu là số lượng tên miền đuôi "net" tính tới cuối năm 2012.

- 9,7 triệu là số lượng tên miền có đuôi "org" tính tới cuối năm 2012.

- 6,7 triệu là số lượng tên miền ".info" vào cuối năm 2012.

- 2,2 triệu là số lượng tên miền ".biz" tính tới cuối năm 2012.

- 32,44% là thị phần của GoDaddy.com, nhà cung cấp tên miền hàng đầu thế giới.

- 2,45 triệu USD là giá của Investing.com, tên miền đắt nhất được bán trong năm 2012.

Email

- 2,2 tỷ là số người sử dụng email trên toàn cầu.

- 144 tỷ là tổng số lượt truy cập email mỗi ngày trên toàn cầu.

- 425 triệu là số người đăng ký dùng Gmail của Google có đăng nhập sử dụng, đưa Gmail trở thành dịch vụ email hàng đầu trên thế giới.

- 61% là tỷ lệ email được xem là không cần thiết.

- 68,8% là tỷ lệ email thuộc nhóm thư rác (spam).

- 50,76% là tỷ lệ thư rác chuyên quảng cáo dược phẩm. Đây cũng là loại thư rác phổ biến nhất.

- 0,22% là tỷ lệ email trên toàn thế giới có liên quan tới trò lừa đảo.

Video

- 14 triệu là số lượng người dùng dịch vụ Vimeo.

- 200 petabytes video được phát trên Vimeo trong năm 2012.

- 1 tỷ là lượt xem clip Gangnam Style của ca sỹ PSY người Hàn Quốc. Gangnam Style đạt mốc 1 tỷ lượt xem chỉ sau 5 tháng.

- 2,7 tỷ là số lượt xem những video đăng tải lên YouTube có “tag” Obama hoặc Romney trong đợt bầu cử tại Mỹ năm 2012.

- 4 tỷ giờ là thời lượng video được xem trên YouTube mỗi tháng.

Ảnh

- 7 petabyte là lượng nội dung về tranh ảnh được bổ sung trên Facebook mỗi tháng.

- 300 triệu là số lượng tranh ảnh được đăng mới trên Facebook mỗi ngày.

- 5 tỷ là tổng sổ tranh ảnh được đăng tải lên Instagram kể từ khi dịch vụ này ra mắt (tính tới tháng 09/2012).

- 58 là tổng số ảnh được đăng tải lên Instagram mỗi giây.

Công cụ tìm kiếm

- 1.200 tỷ là số lượt tìm kiếm trên Google trong năm 2012.

- 67% là số thị phần của Google trên phân khúc tìm kiếm trực tuyến ở Mỹ (tháng 12/2012).

Theo Vietnamnet
Google đang "chế tạo" mật khẩu cực mạnh

Google đang "chế tạo" mật khẩu cực mạnh

Những chuỗi ký tự hình sao mà bạn dùng để đăng nhập vào một tài khoản đã không còn đủ an toàn cho bạn. Hay nói cách khác, mật khẩu đã "hết thời". Và dù bạn có đồng ý hay không thì ít nhất đây cũng là cách nghĩ của nhóm bảo mật tại Google.


Theo tạp chí Wired, kế hoạch "khai tử" mật khẩu này của ông trùm tìm kiếm đã được Eric Grosse - Phó chủ tịch bảo mật của Google - và kỹ sư Mayank Upadhyay công bố trong một bài viết trên Tạp chí IEEE Security & Privacy số ra vào cuối tháng 1/2013.

Theo đó, mật khẩu là cách dễ dàng và nhanh nhất để xác thực một người dùng khi lướt web, nhưng nó không đủ an toàn trong bối cảnh Internet hiện nay. Vì vậy, nhóm bảo mật của Google đang thử nghiệm các cách thức mới để thay thế mật khẩu. Trong nghiên cứu của mình, nhóm này đã thay mật khẩu bằng một chiếc USB đã được mã hóa để xác thực và đăng nhập vào các dịch vụ của Google.

Để làm được điều này, Google sẽ phải sửa đổi để trình duyệt Chrome làm việc được với các thẻ này mà người dùng không cần phải tải hay cài đặt bất kỳ phần mềm nào. Như vậy, mỗi khi sử dụng trên bất kỳ máy tính nào, bạn chỉ việc cắm chiếc USB này vào và không cần phải thực hiện các thao tác đăng nhập.


Thực ra, ý tưởng dùng "khóa cứng" không phải là mới. Đã có nhiều nhà sản xuất sử dụng cách này để xác thực đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Điểm khác biệt là Google dùng ý tưởng này để xác thực cho các dịch vụ trực tuyến thay vì chỉ sử dụng giới hạn trên máy tính người dùng.

Tuy nhiên, sẽ không phải là Google nếu như ý tưởng chỉ dừng ở mức như vậy.

Trong dự án này, nhóm nghiên cứu của Google còn tiến xa hơn. Theo đó, "chìa khóa" không hẳn là chiếc USB như trên mà có thể được tích hợp vào điện thoại thông minh hay thậm chí là một chiếc nhẫn. Và người dùng cũng không cần phải cắm nó vào máy mà việc xác thực có thể thực hiện tự động qua các kết nối không dây.

Tóm lại, dù ngồi trên bất kỳ máy tính nào, chỉ cần có chiếc nhẫn đặc biệt này trên tay là các dịch vụ trực tuyến của bạn sẽ tự động nhận ra "chủ nhân" mà không cần phải thực hiện các thủ tục đăng nhập vừa rườm rà vừa dễ bị đánh cắp.

Nghe có vẻ hơi... điên, nhưng cũng là ý tưởng không tồi. Có điều, tất cả chỉ mới là bước khởi đầu. Muốn được người dùng chấp nhận và ứng dụng một cách rộng rãi, nhóm nghiên cứu đang tiến hành xây dựng ý tưởng này thành một giao thức độc lập hoàn toàn với Google. Nghĩa là chiếc "chìa khóa" không phải chỉ hoạt động với trình duyệt Chrome hay chỉ sử dụng cho các dịch vụ của Google. Đây mới là công việc không hề đơn giản.

Hai năm trước, Google đã bổ sung tính năng xác thực 2 bước nhằm gia tăng độ an toàn cho người dùng sử dụng các dịch vụ trực tuyến của mình. Nếu bật tính năng này, mỗi khi bạn cố gắng đăng nhập vào tài khoản của mình từ một máy tính lạ, Google sẽ gửi vào điện thoại di động của bạn một mã bí mật qua tin nhắn văn bản. Dĩ nhiên, đây chưa phải là cách hoàn hảo để bảo vệ an toàn, nhưng ít ra nó cũng là cách tốt hơn trong giai đoạn "sống chung với mật khẩu" hiện nay.

Theo Vietnamnet
Tình báo Úc sắp được hack “hợp pháp”

Tình báo Úc sắp được hack “hợp pháp”

Truyền thông Úc vừa đưa tin ASIO, cơ quan tình báo quốc gia nước này, đang xin được cấp phép hack (tấn công tin học) vào máy tính dân sự với mục đích “bảo vệ an ninh mạng”.

David Irvine, giám đốc ASIO - Ảnh: Internet.

Bộ Tư pháp Úc chuẩn bị thông qua dự luật mới, có nội dung tăng cường quyền lực cho Trung tâm tình báo quốc gia Úc (Australian Security Intelligence Organisation, viết tắt ASIO) được phép tấn công vào máy tính của cá nhân hoặc tổ chức tình nghi là khủng bố.

Những ý kiến phản đối lo ngại tham vọng của ASIO có nội dung “quá mơ hồ và có tính xâm phạm đời tư”.

Theo người phát ngôn của Bộ Tư pháp Úc, dự luật này cho phép ASIO được “sử dụng máy tính thuộc bên thứ ba để tiến hành xâm nhập vào máy tính mục tiêu thật sự ở nơi khác”. “Mục đích của dự luật để tạo điều kiện cho ASIO có thể tiếp cận được với máy tính của tin tặc và các mối đe dọa khác trên không gian mạng”, người này cho biết.

Theo các hãng truyền thông Úc, quyền hạn mới của ASIO sẽ “đi kèm với một số điều kiện nghiêm ngặt để đảm bảo chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết”. Theo dự luật mới, ASIO sẽ không phải xin phép tòa án khi tiến hành tiếp cận với một “máy tính bên thứ ba”. Tuy nhiên, trước khi ASIO tiến hành thu thập dữ liệu hoặc theo dõi máy tính mục tiêu (thông qua máy tính bên thứ ba), họ cần sự cho phép của tòa án.

Dự luật đang vấp phải phản đối từ các tổ chức bảo vệ quyền tự do cá nhân. Đại diện của Electronics Frontiers (một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì tự do Internet) đang chỉ trích Chính phủ Úc đã “sao chép” kĩ thuật sử dụng bởi tội phạm mạng. Các quan chức thuộc Ủy ban bảo mật bang Victoria thì nhận xét bản dự luật mang nội dung “quá mơ hồ và xâm hại một cách sâu sắc vào quyền cơ bản của những máy tính bên thứ ba bị trưng dụng làm bàn đạp tấn công máy tính mục tiêu”.

Theo Tuổi Trẻ Online
Larry Page - người của những ý tưởng điên rồ

Larry Page - người của những ý tưởng điên rồ

Tổng giám đốc Google tin trong tương lai, máy tính sẽ tự lập trình lịch đi chơi, điều khiển xe, đoán biết suy nghĩ của chủ nhân và điều đó đang dần thành sự thực qua những dự án mà Google theo đuổi.

Larry Page, CEO Google.

Khi Martin Sorrell, CEO của tập đoàn quảng cáo WPP Group, đến thăm Google mùa thu trước, Larry Page đã điều một xe đi đón ông ở khách sạn Rosewood cách đó hơn 30 km. Đáng nói là đó không phải một chiếc xe như người ta thường thấy. Chiếc Lexus SUV này tự lái nhờ một loạt công cụ công nghệ cao như radar, cảm biến, máy quét laser có thể thực hiện 1,5 triệu lượt đo mỗi giây. Trong khoảng 20 phút, xe đã "lạng lách", rẽ cua, giảm tốc độ hoặc vượt qua những xe khác một cách chính xác trên xa lộ I-280 và khu vực đông đúc State Route 85. "Thật không thể tin được", Sorrell sau đó đã chia sẻ sự thán phục. 

Dự án xe không người lái không phải là thú tiêu khiển hạng sang của Page. Ông tin đây là tương lai của giao thông. Trong khi nhiều người nghĩ ý tưởng này ngớ ngẩn, nguy hiểm và chẳng có gì thú vị, Page lại đón nhận những ý kiến đó một cách bình thản. Là cha của 2 đứa trẻ, ông cho rằng dự án của mình khi hoàn thiện sẽ mang đến sự an toàn cho con người. Khi được lập trình điều khiển, xe sẽ lưu thông theo trật tự cũng như biết tính toán đường đi hơn so với con người, nhờ đó tiết kiệm năng lượng và chi phí. Ông ví dụ, đại bản doanh của Google đang thiếu chỗ đỗ xe và số tiền đầu tư cho khu đỗ mới lên tới 40.000 USD/xe. "Vậy tại sao không để ôtô thả bạn ở cửa rồi tự lái đến điểm đỗ không quá xa đó. Khi cần đi ra khỏi tòa nhà, điện thoại sẽ thông báo và xe lập tức xuất hiện khi bạn bước xuống bậc thang", Page mô tả.

Nghe có vẻ lạ lẫm như trong phim viễn tưởng nhưng đó chính xác là những gì Page muốn Google phát triển. Từ khi thành lập công ty năm 1998, ông đã cùng Sergey Brin lên kế hoạch lâu dài cho các dự án táo bạo và ông cũng là người đưa ra các ý tưởng điên rồ nhất. Một vài trong số đó đã thành hiện thực, như việc chụp từng mét những con đường để tạo ra "phiên bản ảo" của thế giới thực (dự án bản đồ số), hay quét mọi cuốn sách in để tạo ra thư viện số lớn nhất thế giới, hay xây dựng công cụ có thể dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (hiện đạt 4.200 cặp).

Ý tưởng lạ lùng và lối quản lý thực dụng hiếm khi song hành với nhau. Nhưng người ta nhìn thấy cả hai điều đó ở Page khi ông thôi thúc đội ngũ kỹ sư và điều hành theo đuổi những giấc mơ lớn nhưng vẫn tạo ra một công ty đạt doanh thu 38 tỷ USD (năm 2011) với 53.000 nhân viên tài năng. 

Khi Page tiếp quản chức CEO vào tháng 4/2011, cỗ máy tìm kiếm đột phá của họ bắt đầu có dấu hiệu "già cỗi" và tư tưởng quan liêu cũng bắt đầu hình thành. Page nhanh chóng cải tổ công ty, khiến ban lãnh đạo gánh thêm nhiều tránh nhiệm và hướng Google tập trung vào một số mảng sản phẩm trọng điểm. Ông sẵn sàng khai tử cả chục dự án không cần thiết hoặc không thành công như Google Health. Các thay đổi này khiến không khí làm việc kiểu "dạo chơi" tại Google thập kỷ đầu giảm bớt nhưng đa số đồng ý rằng Google đang liên kết và tăng tốc hơn từ khi Page "lên ngôi". 

Dù vậy, việc xếp Larry Page vào danh sách các CEO vĩ đại vẫn còn quá sớm. Ông còn nhiều việc phải làm để người ta thấy được giá trị ổn định, lâu dài của Google trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, gồm cuộc chiến với Apple trên đấu trường điện toán di động, cuộc chiến với Facebook về mạng xã hội, hay Amazon đang là công cụ tìm kiếm mặc định của những người chuyên mua sắm trực tuyến.

Một vấn đề nữa là ở tuổi 39, ông chưa thể hiện được sức hút của một CEO điển hình mà thay vào đó là thái độ có vẻ nhún nhường, hướng nội. Những người quen biết nhận xét Page vừa tự tin vừa khiêm tốn nhưng không có kiểu ăn nói hài hước. Ông sống khá khép kín và mới chỉ thực hiện vài cuộc phỏng vấn báo chí dù nhận chức CEO đã được gần 2 năm. Với các nhà đầu tư và cả thế giới, ông vẫn là một bí ẩn. "Thật khó nhận xét chính xác về ông bởi chúng tôi chẳng có cách nào tiếp cận được", Ben Schachter, chuyên gia Macquarie Group, cho hay. "Khi bạn bỏ ra tới 12 tỷ USD để mua Motorola nhưng lại không đưa ra lời giải thích nào về lý do hay chiến lược, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy khó khăn và bực bội".

Page từ lâu vẫn nói mối đe dọa lớn nhất mà Google phải đối mặt chính là Google và từ khi trở thành Tổng giám đốc, ông đã cố gắng đầy lùi sự quan liêu hay bất cứ thứ gì làm chậm sự đổi mới. Ông từng đề nghị Sundar Pichai, Phó chủ tịch phụ trách trình duyệt Chrome, tiết kiệm vài giây khi sắp đến lượt lên sân khấu phát biểu. "Ông nên đứng đợi gần sân khấu để mọi người không phải chờ lâu", Pichai nhắc lại lời khuyên của Page.

Ở Google có 7 lãnh đạo sản phẩm chủ chốt, hình thành nên nhóm L-Team (Larry Team). Họ gặp nhau vào trưa thứ hai hàng tuần để trao đổi các vấn đề phát sinh trong mỗi bộ phận. Cuộc gặp gỡ luôn kết thúc bằng các hành động chiến lược và Page không bao giờ quên. 

"Khả năng điều hành của Page rất ấn tượng và ông ấy đang vượt qua mọi thứ. Thật đáng kinh ngạc khi chứng kiến ông ấy đã làm tốt như thế nào", nhà đầu tư mạo hiểm Ben Horowitz nhận xét. Quyết định sáp nhập Android đã là một chiến thắng, nhưng quan trọng hơn, dưới sự lãnh đạo của Page, Android và YouTube đã thăng hoa, làm câm lặng mọi chỉ trích và nghi ngờ trước đó. 

Xe không người lái - một trong những dự án đầy tham vọng của Google.

Ông cũng tính toán và đưa ra các quyết định rất nhanh chóng. Trên một chuyến bay cách đây không lâu, ông gọi quản lý Nikesh Arora ra gần cửa sổ. Họ đang bay qua Nevada và Page chỉ tay xuống sa mạc nơi lễ hội Burning Man diễn ra hàng năm, nói rằng Google cần cải tiến hình ảnh bản đồ bằng cách triển khai các máy bay tầm thấp ở Mỹ. Vừa nói, ông vừa nhẩm tính các chi phí đầu tư. Hiện Google Earth đã có bản đồ 3D ở nhiều thành phố nhờ ảnh chụp từ trực thăng và máy bay. "Ông ấy luôn hướng mọi người tới những cách nghĩ khác biệt", Arora cho hay.

Page đã "nghĩ khác" từ khi còn trẻ. Sau khi có bằng kỹ sư tại Đại học Michigan, ông theo học ở Stanford, nơi ông gặp Sergey Brin. "Một trong những ý tưởng xa vời của Page là kế hoạch tải toàn bộ web để nghiên cứu các site liên kết với nhau như thế nào", Terry Winograd, cố vấn học thuật của Page, kể lại. "Làm sao có thể tin một sinh viên lại thực hiện được điều đó". Và Page đã làm điều như thế khi cùng với Brin xây dựng Google. Sau đó, họ mời Eric Schmidt về làm CEO (Schmidt hiện là Chủ tịch còn Brin quản lý phòng thí nghiệm tối mật Google X).

Đương nhiên, các nhà đầu tư có quyền lo lắng bởi Page không mấy khi đưa ra lý do thuyết phục rằng một số dự án của ông là hợp lý. Chẳng hạn, Page nói Google+ rất thành công, nhưng các nhà phân tích lại chỉ thấy đây là mảnh đất hoang. Hay nhiều người vẫn đang cố lý giải Motorola Mobility (mà Google đã tốn 12 tỷ USD mua về) sẽ giúp ích gì cho hệ sinh thái Android. Chưa kể, Dennis Woodside, trưởng bộ phận Motorola, không bao giờ được tham gia các cuộc họp của L-Team. 

Nhưng như đã nói, Page luôn là một ẩn số. Và hẳn ông sẽ còn một vài thứ khiến mọi người ngạc nhiên. "Không có nhiều người tâm huyết và dám đầu tư cho những thay đổi lớn", Page nói. Với ông, đó thực sự là một cơ hội.

Phần 2: Sergey Brin - người biến giấc mơ thành hiện thực với Google X Lab

Châu An (Theo Fortune)
Yahoo sắp có cuộc “thanh trừng” lãnh đạo lớn

Yahoo sắp có cuộc “thanh trừng” lãnh đạo lớn

Tổng Giám đốc Marissa Mayer của Yahoo đang xem xét cho thôi việc nhiều vị trí lãnh đạo tại Yahoo trong vài tuần hoặc vài tháng sắp tới.

Tổng Giám đốc Marissa Mayer của Yahoo

Yahoo vừa mới chia tay với giám đốc an ninh thông tin Justin Somaini. Theo phóng viên Kara Swisher của trang tin công nghệ AllThingsD, có hai lý do dẫn tới sự ra đi của vị lãnh đạo này: Thứ nhất, gần đây Yahoo Mail đã dính phải một số lỗi bảo mật và ông Somaini là người phải chịu trách nhiệm về các sự cố đó. Thứ hai, Tổng Giám đốc Marissa Mayer của Yahoo đang xem xét cho thôi việc nhiều vị trí lãnh đạo tại Yahoo trong vài tuần hoặc vài tháng sắp tới.

Các nguồn tin cho hay bà Mayer đang chuẩn bị thay thế một số vị trí lãnh đạo của Yahoo để tái tổ chức lại các hàng ngũ cấp cao của công ty. Chắc chắn Yahoo cần những người có năng lực hơn trong hàng ngũ để vực dậy công ty, nhưng cuộc thanh lọc lãnh đạo này cũng có thể nằm trong kế hoạch của bà Mayer nhằm cắt giảm chi phí cho Yahoo. Yahoo hiện có 18.000 nhân viên toàn thời gian và các nhà thầu. Các nguồn tin nội bộ từng cho rằng Yahoo có lẽ nên có ít hơn 10.000 nhân viên. Bà Mayer biết điều đó, và bà dự định khắc phục vấn đề chi phí của Yahoo bằng cách cắt giảm chi tiêu cho nhân lực.

Một nguồn tin gần gũi với công ty cho biết việc cắt giảm nhân lực sẽ được bà Mayer thực hiện một cách từ từ và “rất cẩn thận”, chứ không phải sa thải đồng loạt một lúc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng việc cắt giảm nhân lực theo kiểu “bắn tỉa” này là một sai lầm lớn vì nó ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của nhân viên công ty.

Theo SAI
Cựu CEO Apple John Sculley hào hứng với iPhone giá rẻ

Cựu CEO Apple John Sculley hào hứng với iPhone giá rẻ

Có hay không việc Apple đang sản xuất điện thoại iPhone giá rẻ cho các thị trường mới nổi là một đề tài được giới công nghệ quan tâm trong thời gian gần đây. Cưụ CEO của Apple John Sculley đã tỏ ra rất tâm đắc với ý tưởng điện thoại iPhone giá rẻ.


Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Bloomberg Television ở Singapore, ông John Sculley cho rằng Apple đã rất thành công tại các thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu, nơi mà smartphone đã gần đạt đến mức độ bão hoà. Do đó, để tiếp tục phát triển, Apple giờ đây cần phải chuyển hướng sang các thị trường mới nổi, như Ấn Độ, nơi có mức sống hoàn toàn khác biệt với các nước phương Tây.

“Hiện tại smartphone mới chỉ đạt 4% trong tổng số điện thoại sử dụng tại Ấn Độ, trong khi đó, con số này tại Mỹ là 50%”, Sculley nhấn mạnh. “Người dùng tại các nước phát triển chỉ lựa chọn các thiết bị di động thông minh khi mà chúng được bán ra với giá rẻ”.

Điều này thực sự khiến Apple nên nghĩ lại về dây chuyền cung ứng sản phẩm, về mức giá và về cách thức kinh doanh để kiếm lợi nhuận.

Cựu CEO của Apple John Sculley.

Trong nhiều năm gần đây, các nhà phân tích đã cho rằng Apple đang sản xuất một phiên bản iPhone giá rẻ dành cho các thị trường mới nổi. Tin đồn bắt đầu gây “dậy sóng” khi mà tuần trước một bài báo trên trang DigiTimes khẳng định “Quả táo” đã có kế hoạch sẽ tung ra thị trường iPhone giá rẻ tại thị trường Trung Quốc và một số khu vực khác vào giữa cuối năm nay.

Một nhà phân tích dự đoán điện thoại giá rẻ sẽ giúp Apple thu được 6,5 tỉ USD lợi nhuận trong năm nay.

Tuy vậy, nhiều bài báo sau đó cho biết các giám đốc điều hành của Apple khẳng định sẽ không sản xuất iPhone giá rẻ. Giới truyền thông tỏ ra thất vọng khi Phó chủ tịch kiêm Giám đốc marketing toàn cầu của Apple Phil Schiller trong chuyến thăm Trung Quốc tuần trước đã từ chối thẳng thừng kế hoạch tung ra thị trường iPhone giá rẻ. Tờ Shanghai Evening News đã không trích lại lời của Schiller mà thay vào đó là giọng nói mỉa mai rằng “Apple sẽ không mù quáng chạy đua thị phần”.

Cựu CEO của Apple cũng thừa nhận Samsung đã là một thách thức lớn nhất của Apple. Hãng di động Hàn Quốc đang tạo ra những chiếc điện thoại cao cấp, như Galaxy S III, có sức hút ngang ngửa với iPhone.

“Apple giờ đây đã có một đối thủ thực sự, và họ cần phải học cách bán sản phẩm của mình với mức giá phù hợp với lớp khách hàng ở các thị trường mới nổi ở châu Á”, ông Sculley nhấn mạnh.

Mặc dù iPhone vẫn là chiếc điện thoại được đánh giá cao tại thị trường Bắc Mỹ, nhưng nhu cầu của sản phẩm này đã có dấu hiệu giảm mạnh. Theo khảo sát mới của công ty ChangeWave, Apple đã bắt đầu cắt giảm đơn đặt hàng sản xất linh kiện cho iPhone 5 do nhu cầu người dùng đã giảm. Tuy vậy, các nhà quan sát Apple ngay lập tức phủ nhận điều này.

Trong khi đó, nhu cầu đối với các sản phẩm của Samsung vẫn tiếp tục tăng. Samsung đã dẫn đầu thị trường smartphone từ năm 2011 sau khi đánh bại Apple. Hãng di động Hàn Quốc dự định cũng đã tiếp tục mở rộng thị trường trong năm 2012 với 28% thị phần, lớn hơn nhiều so với “miếng bánh” 20% của Apple.

Theo Dân Trí
Canon đăng ký tới 3.188 bằng sáng chế tại Mỹ năm 2012

Canon đăng ký tới 3.188 bằng sáng chế tại Mỹ năm 2012

Con số kỷ lục giúp hãng máy ảnh Nhật Bản tránh được các tranh chấp không cần thiết về bản quyền giống như trong làng điện thoại di động vài năm trở lại đây. 

Canon đang rất thận trọng trong chiến dịch toàn cầu hóa kinh doanh của mình.

Theo kết quả xếp hạng số lượng bằng sáng chế sơ bộ được IFI CLAIMS Patent Service (Cơ quan cung cấp cơ sở dữ liệu bằng sáng chế, các giải pháp phân tích và dịch vụ web sáng tạo toàn cầu) công bố ngày 10/1 vừa qua, Canon đứng đầu các công ty Nhật Bản về số lượng bằng sáng chế được cấp tại Mỹ trong năm 2012. Như vậy, tính từ năm 2000 cho tới nay, hãng này đã có được hơn 28.500 bằng sáng chế.

Năm 2012, Canon đã đăng ký 3.188 bằng sáng chế mới, vượt qua con số kỷ lục năm 2011 là 2.813 (tăng 11,3% so với năm 2011). Dựa trên các báo cáo số lượng bằng sáng chế hàng tuần của Cục Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) năm 2012, Canon xếp thứ 3 trên bảng xếp hạng tổng các công ty được cấp bằng sáng chế mới tại đất nước này. Thành tích giúp Canon liên tục đứng trong trong top 5 doanh nghiệp có số lượng bằng sáng chế được cấp lớn nhất thế giới trong thời gian hơn một phần tư thế kỷ. 

Canon đang rất chú trọng đến việc đăng ký bằng sáng chế tại  nước ngoài khi thực hiện quá trình toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh. Cụ thể, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có thị trường máy ảnh kỹ thuật số và máy ảnh ống kính rời tăng trưởng nhanh chóng. Theo số liệu do GFK cập nhật đến tháng 8/2012, Canon giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam trong phân khúc máy ảnh ống kính rời DSLR (51%) và máy ảnh kỹ thuật số compact (31,8%). 

Theo Số Hóa
Phát hiện mã độc nguy hiểm với những tính năng chưa từng có

Phát hiện mã độc nguy hiểm với những tính năng chưa từng có

Hãng bảo mật danh tiếng Kaspersky của Nga vừa phát hiện ra một loại mã độc nguy hiểm nhắm đến chính phủ nhiều nước nhằm đánh cắp các tài liệu mật, trong đó có những tính năng “độc” mà chưa từng xuất hiện trên bất kỳ loại mã độc nào khác từ trước đến nay.

Hãng bảo mật Kaspersky Labs cho biết loại mã độc này nhắm đến các cơ quan chính phủ tại nhiều nước, như các đại sứ quan, trung tâm nghiên cứu hạt nhân, các cơ quan dầu khí... Mã độc được thiết kế để đánh cắp mọi dữ liệu, bao gồm cả những dữ liệu đã được mã hóa và thậm chí có khả năng khôi phục và đánh cắp những dữ liệu đã bị xóa trên máy tính.

Kaspersky Labs đã gọi loại mã độc nguy hiểm này là Red Octorber, tên của một tàu ngầm trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Tom Clancy. Một chuyên gia bảo mật của Kaspersky Labs cho biết phát hiện của hãng bảo mật này là rất nghiêm trọng.

“Có vẻ như loại mã độc này đánh cắp tất cả mọi file bình thường trên máy tính nạn nhân, từ các tài liệu word, các file PDF và những dữ liệu khác mà người dùng không ngờ đến”, Giáo sư khoa học máy tính Alan Woodward của Trường đại học Surrey (Vương quốc Anh) nhận xét. “Có vẻ như chúng không bỏ qua cả những file đã được mã hóa”.

Theo thông tin từ Kaspersky Labs thì mục tiêu hàng đầu mà loại mã độc này nhắm đến là các quốc gia ở khu vực châu Âu, các nước thuộc Liên Xô cũ, các quốc gia ở Trung Đông. Một số ít các nạn nhân khác ở Úc, Mỹ, Nam Mỹ và khu vực Đông Nam Á.

Phạm vi ảnh hưởng của Red October tính cho đến thời điểm hiện tại

“Mục tiêu chính của những kẻ tấn công là thu thập các tài liệu quan trọng và nhạy cảm của các tổ chức bị xâm nhập, trong đó bao gồm các tổ chức chính trị, các thông tin để truy cập vào hệ thống máy tính cũng như các thông tin cá nhân của người dùng”, Kaspersky Labs cho biết.

Trên thực tế, Kaspersky Labs đã phát hiện ra loại mã độc này từ tháng 10 năm ngoái, tuy nhiên hãng bảo mật này đã âm thầm theo dõi và phân tích chúng cho đến tận hôm nay mới công bố.

“Chúng tôi bắt đầu kiểm tra chúng và nhanh chóng phát hiện ra rằng đây là một chiến dịch tấn công có quy mô của tội phạm số”, Vitaly Kamluk, Giám đốc nghiên cứu của Kaspersky Labs chia sẻ. “Có vẻ như những thủ phạm đứng sau lựa chọn kỹ càng những mục tiêu mà chúng nhắm đến, chủ yếu là các cơ quan chính phủ và tổ chức có quy mô lớn”.

Những tính năng “độc” chưa từng có

Tương tự như những loại mã độc nguy hiểm khác đã từng bị phát hiện, Red October được xây dựng dưới dạng các module riêng biệt, mỗi module phụ trách những chức năng khác nhau.

“Trong đó có những module thực hiện thức năng khôi phục các dữ liệu đã bị xóa trên ổ cứng và thậm chí trên USB kết nối với máy tính”, Kamluk cho biết thêm. “Nó sẽ tự động phát hiện khi USB được kết nối vào máy tính, kiểm tra và cố gắng khôi phục những file đã bị xóa trên đó”.

Được biết đây là tính năng hết sức nguy hiểm mà chưa có loại mã độc nào được trang bị từ trước đến nay. Đặc biệt, sau khi khôi phục các file đã bị xóa, những file này sẽ bị ẩn đi trên hệ thống để người dùng không hay biết hoặc nhận ra sự thay đổi nào.

Ngoài ra, một vài module khác của loại mã độc này được thiết kế để nhắm đến những file đã được mã hóa bằng phương thức Cryptofiler, một phương thức mã hóa từng được sử dụng rộng rãi bởi các cơ quan tình báo, nhưng giờ đã ít phổ biến hơn.

Mặc dù phương thức mã hóa Cryptofiler ít được sử dụng ngày nay, tuy nhiên nhiều tổ chức lớn, trong đó bao gồm cả NATO vẫn đang sử dụng phương thức này để bảo vệ những thông tin riêng tư và quan trọng trên hệ thống của mình.

Red Octorber sau khi đánh cắp những dữ liệu bị mã hóa bởi Cryptofiler có thể gợi ý các phương thức để hacker có thể bẻ khóa những file này.

Cũng như những loại mã độc khác đã từng bị phát hiện trước đây, các chuyên gia bảo mật cũng đã có thể tìm được những dấu vết để lại trên loại mã độc này. Theo Kaspersky Labs, có nhiều khả năng loại mã độc này được phát tác bởi những hacker người Nga. 

Kaspersky Labs cũng cho biết cũng đã phát hiện ra 55 ngàn máy tính nạn nhân nhưng sử dụng chung trong phạm vi 250 địa chỉ IP, điều này có nhiều khả năng số lượng lớn máy tính trong cùng một hệ thống đã bị lây nhiễm loại mã độc này. Rất có thể đó là những máy tính trong cùng một tổ chức chính phủ hoặc các doanh nghiệp lớn.

Kaspersky Labs thừa nhận có thể còn rất nhiều máy tính bị lây nhiễm loại mã độc nguy hiểm này nhưng hiện họ vẫn chưa thể phát hiện ra.

Theo Dân Trí
Aaron Swartz - hacker tài hoa bạc mệnh

Aaron Swartz - hacker tài hoa bạc mệnh

Đồng tác giả công cụ RSS và đồng sáng lập trang Reddit đã ra đi ở tuổi 26 khi tự tử tại nhà tuần trước khiến cộng đồng ngỡ ngàng và ngay cả "cha đẻ" của web Tim Berners-Lee cũng chia sẻ niềm thương tiếc trên Twitter.

Aaron Swartz.

Swartz (8/11/1986-11/1/2013) là lập trình viên và nhà hoạt động Internet người Mỹ. Từ năm mới 14 tuổi, anh đã là thành viên trong nhóm tác giả của RSS - tính năng rất phổ biến hiện nay giúp người dùng theo dõi và cập nhật nội dung từ các trang web và blog. Năm 19 tuổi, anh thành lập Infogami, về sau sáp nhập vào Reddit và trở thànhmột trong những người đồng sở hữu website này. Swartz cũng là hacker phản đối quyết liệt dự luật quản lý Internet SOPA đầu năm 2012.

Tháng 1/2011, anh bị bắt vì sử dụng máy tính của Viện công nghệ MIT để truy cập và tải hàng triệu trang tài liệu hàn lâm từ kho lưu trữ JSTOR (nhưng được tại ngoại sau khi trả tiền bảo lãnh). Swartz cảm thấy bất công khi JSTOR thu phí đọc tài liệu nhưng số tiền đó chỉ được trả cho nhà xuất bản chứ không phải cho các tác giả. Anh này muốn phân phát tài liệu này đến càng nhiều người càng tốt.

Với nhiều người, Swartz giống như một người hùng, người luôn tin rằng Internet là công cụ giúp con người dễ dàng tiếp cận kho kiến thức khổng lồ của nhân loại. "Thông tin là quyền lực, nhưng giống như các loại quyền lực khác, nó đang bị một số người chỉ muốn giữ cho riêng họ", Swartz từng nói. "Chia sẻ dữ liệu không phải là việc trái đạo đức".

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có góc nhìn khác về việc làm của Swartz. Phiên tòa đáng lẽ sẽ diễn ra trong năm 2013 và hacker này phải đối mặt với khoản bồi thường lên tới cả triệu USD và 35 năm tù giam - mức án mà gia đình cho là đã ám ảnh Swartz trong suốt 2 năm, dẫn tới vụ tự sát tại nhà riêng chiều 11/1.

Hành động lấy tài liệu chia sẻ cho cộng đồng có phải việc làm chính nghĩa hay không còn gây nhiều ý kiến trái chiều, "nhưng vấn đề là phải chăng bên nguyên đã đòi hỏi quá nhiều so với mức độ có tội của bên bị", Giáo sư Lawrence Lessig tại Đại học Luật Harvard (Mỹ), từng mô tả Swartz là một thiên tài web, nhận xét. "Câu hỏi mà chính phủ Mỹ cần trả lời là sao lại phải gán cho Swartz là người phạm tội nghiêm trọng".

Trong khi đó, Chủ tịch MIT, Rafael Reif, cho hay ông cảm thấy đau lòng nếu MIT đóng bất cứ vai trò nào trong chuỗi các sự kiện dẫn đến bi kịch này. Trang web của viện công nghệ này đã không thể truy cập trong ngày 13/1 và một nhóm hacker đã lên tiếng nhận trách nhiệm.

Ngay sau tin về cái chết của Swartz được phát đi, cộng đồng mạng đã bày tỏ niềm thương tiếc và sự bất ngờ. Hiệp sĩ Tim Berners-Lee viết trên Twitter: "Aaron chết. Với thế giới, chúng ta mất đi một người thông thái. Với những hacker chính nghĩa, chúng ta có một người nằm xuống. Với các bậc cha mẹ, chúng ta mất đi một người con. Hãy để chúng ta cùng khóc thương".

Lý do thực sự dẫn đến hành động của Swartz có thể không bao giờ được giải đáp và những việc anh đã làm còn gây nhiều tranh cãi, nhưng điều người ta không thể phủ nhận là Swartz thực sự là một tài năng và báo Wired đã gói gọn chuyện này trong 5 từ: "His death is a tragedy" (Cái chết của anh là một bi kịch).

Theo Châu An (VnExpress.net)
ZTE đưa điện thoại nền Firefox OS đến châu Âu

ZTE đưa điện thoại nền Firefox OS đến châu Âu

Theo bản tin trên Bloomberg ngày 10/1, hãng điện tử ZTE (Trung Quốc) đang làm việc với một nhà mạng tại châu Âu để giới thiệu một mẫu điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Firefox OS của Mozilla ngay trong năm nay.


Đó chính là tuyên bố của ông Cheng Lixin - Tổng giám đốc điều hành ZTE tại Mỹ - trong một buổi trả lời phỏng vấn giới truyền thông tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2013 (diễn ra ở Las Vegas, bang Nevada, Mỹ từ ngày 8-11/1).

Tuy nhiên, điều hành cấp cao của ZTE không nói rõ đó là nhà mạng nào, theo Bloomberg.

Ông này cũng cho biết, ZTE có thể đưa đến Mỹ một sản phẩm chạy nền tảng hệ điều hành di động của hãng Mozilla ngay trong năm 2013, tùy thuộc về nhu cầu khách hàng cũng như thực tế của thị trường.

Về phần mình, cũng theo Bloomberg, Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm tại Mozilla là Jay Sullivan cho biết, hãng này đang làm việc với hãng sản xuất chip di động Qualcomm cũng như tập đoàn điện tử TCL và ZTE trên các thiết bị chạy hệ điều hành Firefox OS.

Tại CES 2013, Chủ tịch tập đoàn TCL là ông Tomson Li Dongsheng cũng đã xác nhận hãng này đang "làm việc với một mẫu điện thoại chạy nền tảng của Mozilla".

Được biết, ZTE đang tích cực tìm kiếm các đối tác để đưa ra thị trường các dòng thiết bị sử dụng hệ điều hành Firefox OS nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nền tảng nguồn mở Android của Google.

Trong khi đó, đại gia điện tử Hàn Quốc Samsung cũng đang có kế hoạch bán ra thị trường các mẫu điện thoại thông minh chạy một hệ điều hành mã nguồn mở mới mang tên Tizen.

Theo TNO
Google khu vực châu Á - Thái Bình Dương có lãnh đạo mới

Google khu vực châu Á - Thái Bình Dương có lãnh đạo mới

Google khu vực châu Á - Thái Bình Dương có lãnh đạo mới. Theo một đại diện của Google xác nhận, ông Karim Temsamani, người từng đứng đầu Google Úc, sẽ trở thành người đứng đầu Google khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Google khu vực châu Á - Thái Bình Dương có lãnh đạo mới

"Temsamani trở lại Châu Á với vai trò chủ tịch bán hàng và các hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông sẽ giám sát, xác định chiến lược bán hàng và các mô hình kinh doanh cho 16 văn phòngcủa Google tại khu vực này, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm bao gồm AdWords, AdMob, Google Maps, Google Apps for Business, Exchange, YouTube và AdSense", một phát ngôn viên Google cho biết.

Temsamani là giám đốc điều hành của Google Úc từ tháng 8/2007 đến năm 2010 trước khi chuyển sang phụ trách nhóm sản phẩm mới và các giải pháp kinh doanh của Google khu vực châu Mỹ.

Trước khi gia nhập Google, Temsamani có 5 năm làm việc tại Fairfax Media.

Theo Genk
Vi xử lý 8 lõi cho smartphone "khuấy động" CES 2013

Vi xử lý 8 lõi cho smartphone "khuấy động" CES 2013

Samsung đã cho thấy mình không hề thua kém các “ông lớn” trong ngành sản xuất chip xử lý cho di động. Sau khi Nvidia và Qualcomm giới thiệu thế hệ vi xử lý di động mới nhất tại CES 2013, đến lượt Samsung trình làng chip di động mới lên đến 8 lõi.

Ngày nay khi mà vi xử lý lý lõi tứ trên smartphone đang dần trở nên phổ biến hơn thì việc cho ra mắt những thế hệ vi xử lý mới với số lõi nhiều hơn và mạnh mẽ hơn đang được các hãng sản xuất quan tâm.

Tại CES 2013, Samsung đã khiến giới công nghệ ngỡ ngàng khi trình làng thế hệ vi xử lý mới với tên gọi Exynos 5 Octa với số lõi lên đến con số 8.

Thế hệ vi xử lý mới của Samsung hứa hẹn sẽ
mang đến những thiết bị di động cực kỳ mạnh mẽ

Stephen Woo, Giám đốc bộ phận Giải pháp kinh doanh thiết bị của Samsung cho biết tại CES 2013 rằng Exynos 5 Octa sẽ “mang đến một sức mạnh xử lý mạnh mẽ chưa từng có trên một thiết bị di động”.

Woo cho biết thế hệ vi xử lý mới này sẽ giúp dễ dàng xử lý đa tác vụ nặng trên thiết bị mà không hề gây gián đoạn hay có dấu hiệu ì ạch nào. Vi xử lý mới cũng cho phép thiết bị dễ dàng trình chiếu các đoạn phim chuẩn HD mà không bị giật khung hình hay làm giảm chất lượng của hình ảnh.

“Nó được thiết kế dành cho những smartphone và máy tính bảng cao cấp nhất”, Woo  tuyên bố. “Mấu chốt của vấn đề là người dùng muốn thực hiện đồng thời nhiều ứng dụng thì họ cần phải có vi xử lý tốt nhất để đáp ứng điều này”.

Bộ vi xử lý mới này sẽ tận dụng lợi thế của công nghệ Big.Little trên cấu trúc vi xử lý ARM, mà ưu điểm là tiết kiệm năng lượng và điện năng, nhưng vẫn đảm bảo phát huy tối đa hiệu suất xử lý của mình. Điều này vừa đảm bảo Exynos 5 Octa vừa đủ sức mạnh, vừa không “ngốn” quá nhiều pin trên thiết bị di động.

Exynos 5 Octa thực chất là 2 bộ vi xử lý lõi tứ, được “đóng gói” vào bên trong một vi xử lý. 4 lõi vi xử lý mạnh mẽ đảm nhiệm chạy các ứng dụng nặng như game hay video còn 4 lõi vi xử lý tiết kiệm năng lượng được sử dụng cho các nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn như kiểm tra email hay lướt web. 

Samsung tự tin thế hệ vi xử lý mới của mình có hiệu suất mạnh gấp đôi so với vi xử lý lõi tứ Exynos 4 Quad cũng của Samsung, nhưng chỉ tiêu thụ lượng điện năng bằng 70% so với các thế hệ vi xử lý hiện tại.

Samsung đã trình làng thế hệ vi xử lý lõi kép Exynos 5250 do chính mình phát triển vào cuối năm 2011, sau đó ra mắt bộ vi xử lý lõi tứ Exynos 4 Quad vào tháng 4 năm ngoái. Hiện Exynos 4 Quad đang được sử dụng trên chiếc smartphone Galaxy S III và Galaxy Note II.

Giới công nghệ hy vọng rằng Samsung sẽ tích hợp Exynos 5 Octa lên Galaxy S IV, chiếc smartphone đang rất được trông đợi hiện nay. 

Theo Dân Trí
Từ 15/03: Chỉ Trung Quốc được dùng Windows Live Messenger

Từ 15/03: Chỉ Trung Quốc được dùng Windows Live Messenger

Microsoft thông báo Windows Live Messenger sẽ đóng cửa trên toàn cầu, ngoại trừ Trung Quốc, từ ngày 15/03/2013. Toàn bộ người dùng Messenger sẽ được chuyển sang Skype.

Từ 15/03: Chỉ Trung Quốc được dùng Windows Live Messenger

Tháng 11/2012, ông Tony Bates, chủ tịch phụ trách Skype của Microsoft, xác nhận là Messenger sẽ đóng cửa vào quý 1/2013. Thứ Ba vừa qua, Microsoft đã thông báo qua email cho người dùng Windows Live Messenger rằng dịch vụ sẽ chính thức ngừng hoạt động từ ngày 15/03/2013: “Chúng tôi chuẩn bị chấm dứt dịch vụ Messenger trên toàn cầu, đồng thời kết hợp những tính năng tốt nhất của Messenger và Skype lại với nhau”, Microsoft viết trong email thông báo, bổ sung rằng Windows Live Messenger chỉ tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc lục địa.

Microsoft khuyến khích người dùng “cập nhật lên Skype” và đăng nhập bằng tài khoản Microsoft của họ (trước đây gọi là “Windows Live ID”), bao gồm một địa chỉ email và password (mật khẩu). Tất cả các thông tin liên lạc Messenger sẽ được chuyển sang Skype sau khi người dùng đăng nhập.

Cuối tháng 11/2012, người dùng Messenger đã có thể trò chuyện với những người trong danh sách liên lạc bằng Skype. Đây có thể coi là một bước để Microsoft thuyết phục người dùng Messenger chuyển sang Skype.

Phạm Duyên
Theo Mashable
Zuckerberg đối mặt với án phạt 20.000 EUR tại Đức

Zuckerberg đối mặt với án phạt 20.000 EUR tại Đức

Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đang đối mặt với một án phạt 20.000 EUR tại Đức vì cấm người dùng tại đây sử dụng các tài khoản vô danh.


Theo thông tin từ The Guardian, các ủy viên của Cơ quan giám sát và bảo vệ dữ liệu của bang Schleswig-Holstein dọa sẽ kiện Zuckerberg và Facebook nếu mạng xã hội tiếp tục cấm các tài khoản vô danh. Theo cơ quan bảo vệ dữ liệu, người Đức có quyền sử dụng các dịch vụ trực tuyến bằng phương thức ẩn danh, việc buộc người dùng cung cấp danh tính thực sự của họ là một hành vi vi phạm pháp luật Đức.

"Việc một trang mạng xã hội của Mỹ như Facebook vi phạm pháp luật Đức là điều không thể chấp nhận được", một ủy viên có tên Thilo Weichert phát biểu với The Guardian.

Vào năm 2011, chính cơ quan nàt cũng đã buộc Facebook tại Đức phải ngừng cung cấp các trang fanpage và loại bỏ nút "Like".

Theo ZDNet
Intel ra nền tảng di động Lexington và Bay Trail

Intel ra nền tảng di động Lexington và Bay Trail

Nền tảng di động SoC (system on chip) mới của Intel, Lexington, dành cho điện thoại thông minh (smartphone) và Bay Trail cho máy tính bảng (tablet) được kỳ vọng sẽ giúp hãng giành lại thị phần chip di động hiện do ARM nắm giữ.

Theo đó, bộ xử lý di động điện năng thấp Atom Z2420 (tên mã Lexington) được thiết kế hướng đến điện thoại thông minh dòng phổ thông. Nền tảng di động mới này được sản xuất trên công nghệ 32nm với bóng bán dẫn (transistor) cổng kim loại Hi-K, mang lại hiệu suất hoạt động cao, đồng thời điện năng tiêu thụ thấp hơn.

Acer và Xolo là những hãng đầu tiên trình làng sản phẩm mẫu sử dụng nền tảng Lexington.
Ảnh: Engadget.

Atom Z2420 hoạt động ở xung nhịp 1,2 GHz, hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng (hyper threading) và tích hợp nhân đồ họa Power VR SGX540 mang đến những trải nghiệm tốt hơn so các điện thoại hiện nay. Chẳng hạn khả năng mã hóa và giải mã phim chuẩn 1080p trong khi camera 5 megapixel cho phép chụp liên tục 7 ảnh mỗi giây. Việc tích hợp modem HSPA+ Intel XMM 6265 giúp điện thoại hỗ trợ cả 2 SIM (dual SIM) cùng lúc. Intel cho biết khả năng hỗ trợ 2 SIM là một trong những tính năng quan trọng đối với bộ xử lý di động Atom mới này.

Ngoài ra, Atom Z2420 còn được tích hợp sẵn kết nối FM radio, khe đọc thẻ nhớ microSD và công nghệ Intel WiDi (wireless display) giúp người dùng chuyển tải hình và phim ảnh giữa smartphone và HDTV qua kết nối không dây.

Không đứng ngoài xu thế chung, Intel đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm
 tăng cường sự hiện diện của mình trong các điện thoại và máy tính bảng. Ảnh: Cnet Asia.

Trong phân khúc máy tính bảng, Intel giới thiệu nền tảng Bay Trail với bộ xử lý Atom Z2760 (tên mã Clover Trail+) được thiết kế lại, hứa hẹn mang đến dòng máy tính bảng hiệu năng cao và tiết kiệm năng lượng. Cụ thể mức tiêu thụ điện năng của bộ xử lý mới sẽ giảm phân nửa đồng thời hiệu năng sẽ cải thiện từ 50 đến 60% so với mẫu Z2760 hiện sử dụng trong một số mẫu máy tính bảng như HP Envy x2 hoặc ElitePad 900.

Atom Z2760 phiên bản mới được sản xuất theo công nghệ 22nm, có đến 4 nhân vật lý và 8 nhân luận lý (logic) nhờ hỗ trợ công nghệ siêu luồng (hyper threading). Intel cho biết đã đạt được thỏa thuận với các nhà sản xuất là Compal, Pegatron và Wistron nhằm phát triển các máy tính bảng dựa trên thiết kế mẫu.

Theo Số Hóa
Copyright © 2012 Bloghotvn All Right Reserved