Fashion

sdgad

New Post

Rss

Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ thông tin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ thông tin. Hiển thị tất cả bài đăng
Ông Chu Tiến Dũng tái đắc cử Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM

Ông Chu Tiến Dũng tái đắc cử Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM

Ban chấp hành mới nhiệm kỳ VI của Hội Tin học TP.HCM (HCA) đã tăng từ 17 người khóa V lên 19 người trong khóa VI và ông Chu Tiến Dũng tiếp tục giữ chức chủ tịch của hội.

HCA đã bước sang nhiệm kỳ VI

Ngày 25/01, tại TP.HCM, Hội Tin học TP.HCM đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ VI (2013 – 2017), tại đại hội này, bên cạnh báo cáo tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ vừa qua, đại hội đã tiến hành thông qua dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động mới áp dụng theo nghị định 45/2010/NĐ-CP ban hành ngày 21/04/2010.
Ngay sau đó, đại hội đã tiến hành bầu ra ban chấp hành nhiệm kỳ VI, với 21 ứng cử viên được đề cử và đại hội đã chọn 19 người vào ban chấp hành. Trong đó, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty phần mềm Quang Trung (QTSC), tiếp tục tái đắc cử chức chủ tịch HCA, ông Vũ Anh Tuấn, giữ chức Tổng thư ký HCA.

Đồng thời ban chấp hành nhiệm kỳ mới cũng đã thông qua chương trình hoạt động năm 2013 của HCA, theo đó, hội sẽ tiếp tục tổ chức các sự kiện thường niên về thể thao, giao lưu, liên kết và phát triển CNTT các tỉnh, các chương trình hợp tác phát triển CNTT – TT…Đồng thời đưa ra các chương trình xúc tiến thị trường trong và ngoài nước.

Đặc biệt, HCA cũng sẽ phối hợp với Sở TT&TT TP.HCM để xây dựng chương trình CNTT 2012 – 2015; chương trình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp tại TP.HCM và các chương trình trong lĩnh vực CNTT do Sở chủ trì. Đồng thời cũng phối hợp với Bộ TT&TT phổ biến các chính sách mới, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chương trình, hội thảo do Bộ chủ trì; thu thập các ý kiến , tổ chức các chương trình góp ý cho chính sách mới…

Theo ICTNews
VTC, FPT, Viettel "nuôi" tham vọng số hóa sách giáo khoa

VTC, FPT, Viettel "nuôi" tham vọng số hóa sách giáo khoa

Mặc dù nhu cầu, sự phổ biến của sách điện tử chưa cao cộng thêm vấn nạn vi phạm bản quyền vẫn tràn lan nhưng các "ông lớn" như VTC, FPT, Viettel... đều lập kế hoạch số hóa sách giáo khoa.

Hàn Quốc và Mỹ đang là 2 quốc gia tiên phong trong việc thực hiện số hóa sách giáo
khoa cho phép học sinh có thể tải nội dung các cuốn sách giấy từ máy tính bảng, smartphone..

Sẽ thực hiện số hóa giáo trình đại học, sách tham khảo trước

Trên thế giới, xuất bản điện tử đã trở thành ngành công nghiệp phổ biến để phân phối sách, tạp chí và báo đến độc giả thông qua các thiết bị đọc sách như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Chẳng hạn như tại Washington (Mỹ), trẻ em được học trên iPad hay tại Uruguay, học sinh đi học không mang sách giấy truyền thống mà mang laptop hoặc điện thoại di động để kết nối với giáo viên cùng các thành viên trong lớp.Năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch chi 2,3 tỷ USD để số hóa toàn bộ hệ thống sách giáo khoa trong các trường công trước 2015 để học sinh, sinh viên ở quốc gia này có thể tải nội dung các cuốn sách giấy từ nhiều phương tiện như máy tính bàn, máy tính bảng, smartphone… Ngoài ra, nước này còn bỏ ra 2,4 tỷ USD để mua sắm thiết bị công nghệ đồng bộ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Đối với Việt Nam, dù xuất bản điện tử mới bắt đầu phát triển nhưng các "đại gia" như VTC, FPT, Viettel cho đến các doanh nghiệp nhỏ hơn như Alezaa, AIC... đều đã lên kế hoạch tham gia số hóa sách giáo khoa, giáo trình cho học sinh, sinh viên.

Cụ thể, từ cuối năm 2010, tại Lễ Tổng kết Chương trình kết nối mạng giáo dục và ký kết triển khai các ứng dụng tin học trong nhà trường, Bộ GD&ĐT và Viettel đã ký hợp đồng hợp tác triển khai đầu tư thiết bị, số hóa sách giáo khoa, các tài liệu đào tạo… phục vụ nhu cầu số hóa tài liệu, giáo trình, đổi mới hình thức tập huấn cho giáo viên qua mạng.

Mới đây, đầu tháng 6/2012, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty VTC Online về việc hợp tác xuất bản sách giáo dục điện tử theo quy định của Bộ GD&ĐT từ cấp mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT.Theo Công ty AIC, từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2013, đơn vị này sẽ hoàn thiện xây dựng phần mềm để dạy những môn học khoa học tự nhiên cho các cấp học phổ thông song song với việc đưa vào thử nghiệm tại một số trường học. Dự kiến, đến năm 2015 sẽ hoàn thành số hóa các môn học còn lại và xuất bản tài liệu có liên quan.

Ông Bùi Trung Ngọc, Phó Giám đốc Mạng Việt Nam Go.vn cho biết, bên cạnh việc số hóa dần sách giáo khoa để "đón đầu" các chính sách phổ cập đại trà sách giáo khoa điện tử trong các trường tiểu học, THCS, THPT của các cơ quan quản lý , trước mắt VTC Online sẽ thực hiện số hóa các sách tham khảo, tạp chí, giáo trình của các trường Đại học...

Đầu năm 2012, ông Trương Đình Anh, khi đó còn đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Công ty FPT cho hay, đơn vị này đang theo đuổi một loạt chương trình về số hóa sách giáo khoa. FPT đang trong quá thương thảo việc hợp tác với các đơn vị phát hành và nắm giữ bản quyền các đầu sách, bao gồm cả sách giáo khoa, giáo trình, truyện, tạp chí... "Tham vọng của FPT là học sinh khi đi học thay vì phải mang cặp sách chỉ cần cầm theo máy tính bảng", ông Trường Đình Anh nhấn mạnh.

Gian nan việc bảo mật nội dung sách điện tử

Cuối năm 2011, Công ty Vinapo ra mắt phiên bản alpha của hệ thống phân phối sách điện tử Alezaa.com, đây là hệ thống có chức năng mua bán sách điện tử đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Mặc dù Alezaa đã sử dụng phần mềm Alezaa Reader để mã hóa bảo vệ sách,  chống sao chép nhưng sau một thời gian ngắn, chỉ cần lên google và gõ “cách tải ebook từ alezaa” là bất kì ai cũng có thể dễ dàng sao chép những cuốn sách trên hệ thống này về máy tính. Chính vì thế, đại diện các doanh nghiệp đều cho rằng, việc bảo mật cho các ấn phẩm xuất bản điện tử là nhiệm vụ ưu tiên cao nhất khi tham gia lĩnh vực này nếu không muốn dẫm vào "vết xe đổ" của Alezaa.

Bên cạnh đó, theo đại diện FPT, do Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các vi phạm, phòng chống các vi phạm bản quyền trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nội dung số cũng như luật xuất bản điện tử chưa được cụ thể, rõ ràng nên việc triển khai xuất bản điện tử cũng vướng nhiều rào cản và khó khăn, trong khi ở những nước như Mỹ, Hàn Quốc…  ý thức tôn trọng bản quyền luôn được đặt lên hàng đầu nên nên việc quản lý lĩnh vực xuất bản điện tử rất dễ dàng.  “Đó cũng là lý do khiến các doanh nghiệp chưa có hành động cụ thể cho việc triển khai xuất bản điện tử.”, đại diện FPT cho biết thêm.

Trước tình trạng này, một số ý kiến cho rằng, hướng tiếp cận lĩnh vực xuất bản điện tử hiện nay là dần dần số hóa tất cả các thể loại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí …, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất, xuất bản sách, tạp chí, tài liệu để thực hiện sản xuất các nội dung số có kiểm soát. Bên cạnh đó cần áp dụng các kỹ thuật công nghệ về việc bảo mật nôi dung bằng cách cộng tác với các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông để đảm bảo được việc tôn trọng bản quyền xuất bản và thuận tiện trong công tác quản lý.   

Theo ICTNews
70% văn bản của Bộ TT&TT được xử lý điện tử vào năm 2015

70% văn bản của Bộ TT&TT được xử lý điện tử vào năm 2015

Tỷ lệ này cao hơn mục tiêu đề ra trong Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước nói chung.

Văn bản điện tử sẽ dần thay thế văn bản giấy. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Sáng 25/9/2012, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng đã chủ trì cuộc họp bàn về dự thảo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của Bộ TT&TT.

Theo dự thảo Chỉ thị, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cần tận dụng ngay hạ tầng kỹ thuật và các phần mềm hiện có (gồm máy tính, mạng nội bộ (LAN), hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử) để quản lý, điều hành công việc, trao đổi các văn bản điện tử qua mạng trong nội bộ và giữa các cơ quan, đơn vị; triển khai việc số hóa các văn bản, tài liệu lưu trữ để phục vụ tra cứu, tìm kiếm, xử lý thông tin qua mạng.

Khuyến khích các doanh nghiệp bưu chính – viễn thông – CNTT, các hội, hiệp hội về CNTT, các đơn vị báo chí, xuất bản và các tổ chức, cá nhân liên quan sử dụng văn bản điện tử để giao dịch với các cơ quan, đơn vị Bộ TT&TT.

Dự thảo cũng đã mạnh dạn đề xuất mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 70% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi của các cơ quan, đơn vị được gửi – nhận – xử lý hoàn toàn dưới dạng điện tử. Mục tiêu này cao hơn mức 60% văn bản, tài liệu chính thức của các cơ quan Nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử vào năm 2015 đã nêu trong Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/5/2012.

Dự kiến việc ứng dụng CNTT, sử dụng văn bản điện tử sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng chuyên môn hàng năm đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ TT&TT. Kể từ 1/11/2012 sẽ không chấp nhận việc gửi, nhận và xử lý văn bản giấy đối với các văn bản thuộc Danh mục các loại văn bản phải sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy.

Theo ICTNews
Copyright © 2012 Bloghotvn All Right Reserved