Fashion

sdgad

New Post

Rss

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khám phá. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khám phá. Hiển thị tất cả bài đăng
Cận cảnh 3 hố bí ẩn trên Mặt trăng

Cận cảnh 3 hố bí ẩn trên Mặt trăng

Các nhà khoa học vừa công bố một loạt hình ảnh về 3 hố va chạm bí ẩn trên bề mặt Mặt trăng. Các chuyên gia điều khiển chiếc camera gắn trên tàu thăm dò quanh quỹ đạo Mặt trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của Mỹ đặt biệt danh cho những hố va chạm dị thường trên là “3 người bạn”. 

Họ tin rằng, chúng được hình thành cách nhau khoảng vài phút nhưng không rõ quá trình này diễn ra chính xác như thế nào.


Theo các chuyên gia, việc 3 hố va chạm xếp hàng sát nhau một cách kỳ lạ như vậy có thể do một thiên thạch hoặc sao chổi bị đứt vỡ hoặc 3 hố va chạm riêng rẽ hình thành một cách ngẫu nhiên nhưng độc nhất vô nhị.

Trang Daily Mail dẫn lời các nhà nghiên cứu giải thích rõ hơn: “3 hố va chạm này xuất hiện ở tọa độ 9,665 độ Nam và 7,646 độ Đông trên bề mặt Mặt trăng. Chúng dường như hình thành gần như cùng lúc, chắc chắn chỉ cách nhau vài phút. Hố phía nam có đường kính 180 mét, hố trung tâm là 150 mét và hố phía đông bắc là 125 mét bề ngang. Từ trung tâm hố đông bắc tới trung tâm các hố tây nam, chúng kéo dài khoảng 450 mét”.


Nhóm nghiên cứu ước tính rằng, các vật đang di chuyển từ phía đông - đông bắc thì có thể đã đâm vào bề mặt Mặt trăng ở một góc độ tương đối thấp, bằng chứng là bụi và các vật liệu khác mà chúng làm tung lên, kéo dài tới 1km tính từ trung tâm hố va chạm.

Kết quả phân tích dữ liệu hình thái của các hố cho thấy, miệng hố phía tây nam hình thành đầu tiên, rồi mới đến 2 hố còn lại.


Hình dạng 2 hố đông bắc ám chỉ, các vật va chạm với bề mặt cùng lúc, tạo ảnh hưởng tương tác dẫn tới việc hình thành cầu nối giữa chúng.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Phát hiện loài mực khổng lồ tại Bắc Thái Bình Dương

Phát hiện loài mực khổng lồ tại Bắc Thái Bình Dương

Bảo tàng Khoa học Quốc gia Nhật Bản và truyền thông nước này ngày 7/1 thông báo các nhà khoa học nước này đã quay được đoạn phim về một con mực khổng lồ ở vùng biển sâu phía Bắc Thái Bình Dương, cách đảo Chichi 15km về phía Đông.

Phát hiện này đánh dấu thành công trong nghiên cứu về loài sinh vật biển "vĩ đại" này sau nhiều nỗ lực vô vọng của các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, sinh vật biển không xương này dài tới 8m, màu trắng bạc và cặp mắt đen to. Con mực được nhìn thấy bơi ngược chiều dòng nước, đang giữ mồi bằng những xúc tu. Chuyên gia về mực biển thuộc Bảo tàng Khoa học Quốc gia Nhật Bản Tsunemi Kubodera cho biết hai xúc tu dài nhất của con mực khổng lồ này có thể không nhìn thấy được trong đoạn phim.

Hình ảnh con mực khổng lồ

Để có thể ghi lại những hình ảnh quý giá về con mực khổng lồ nói trên, các nhà khoa học Nhật Bản phối hợp với Đài truyền hình NHK của nước này và kênh Discovery Channel của Mỹ đã phải trải qua tổng cộng 400 giờ trong chiếc tàu lặn tại vùng biển ở độ sâu 630m tại Bắc Thái Bình Dương.

Sau gần 100 lần lặn, nhóm ba nhà nghiên cứu đã theo dấu con mực khổng lồ xuống tới độ sâu 900m khi nó bơi vào vực sâu của đại dương.

Năm 2006, nhà nghiên cứu Kubodera đã từng ghi lại được hình ảnh sinh động về một con mực khổng lồ khác cũng tại vùng biển trên sau khi sinh vật này bị mắc câu và được đưa lên mặt nước. Sau hai lần phát hiện thấy mực khổng lồ tại cùng một vùng biển, ông Kubodera cho rằng vùng biển này có thể là môi trường sống chủ yếu đối với loài sinh vật biển "vĩ đại" này.

Loài mực khổng lồ có tên khoa học là "Architeuthis", thường ăn các loài mực khác và một loài cá sống ở tầng nước sâu dưới đại dương. Theo các nhà khoa học, chiều dài của loài mực khổng lồ có thể lên tới hơn 10m.

Dự kiến, Đài truyền hình NHK và Discovery Channel sẽ phát những thước phim tài liệu hiếm hoi về phát hiện mực khổng lồ nói trên vào cuối tháng 1 này.

Video phát hiện con mực khổng lồ tại Bắc Thái Bình Dương:


Theo Vietnam+
Khám phá top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Khám phá top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Hướng dẫn nhiếp ảnh cơ bản

Mười mẹo này dù không khó hiều và phức tạp nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn. Dù bạn là một người mới tập tành chụp ảnh hay đã là một tay máy nhiều kinh nghiệm, những nguyên tắc dưới đây luôn cần thiết và chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều để có một bức hình đẹp.

Hẳn là nhiều người đã từng đọc hoặc nghe qua những điều này ở đâu đó, nhưng cách áp dụng chúng ra sao cho đúng cũng là một vấn đề khó khăn. Bài viết này sẽ cố gắng giúp bạn tiếp cận với chúng một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.

Bố cục phần ba

Để sử dụng bố cục này, hãy tưởng tượng ra 4 đường thẳng trên khung ngắm. Hai đường nằm ngang và hai đường nằm dọc, mỗi đường ở vị trí 1/3 hoặc 2/3 khung hình. Bốn đường này sẽ chia hình thành 9 phần bằng nhau. Chúng ta sẽ chú ý tới giao điểm của 4 đường này, hay nói cách khác là 4 đỉnh của hình chữ nhật ở tâm bức ảnh.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Bây giờ hãy đặt chủ thể cần chụp vào một trong bốn điểm đó, tùy ý đồ của bạn. Bố cục kiểu này rất phổ biến, và là một trong những nguyên tắc cơ bản, hay còn gọi là “tỷ lệ vàng” trong hội họa. Một bức ảnh được bố cục kiểu phần ba trông sẽ rất rộng rãi, phóng khoáng và bắt mắt. Lý do là vì mắt của chúng ta luôn quan sát, và có ấn tượng về những điểm nằm ở vị trí này trước tiên mỗi khi xem một tấm hình. Dĩ nhiên, trong một vài trường hợp, hoặc để lột tả ý đồ đặc biệt của tác giả, bố cục chủ thể vào chính giữa tấm hình cũng rất đẹp. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhiếp ảnh, tốt nhất bạn nên tập loại bố cục phần ba trước tiên.

Tránh làm rung máy ảnh

Rung máy là điều tồi tệ mà bất cứ tay máy nào dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp cũng đều bị ám ảnh. Điều này xảy ra do rất nhiều lý do, có thể là do phơi sáng lâu, cũng có thể do các tác động vật lý khách quan từ môi trường bên ngoài, cũng có nhiều người do hồi hộp nên bị run tay. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là sẽ cho ra các bức ảnh nhòe nhoẹt, rất lãng phí.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Để kiểm soát sự cố đáng tiếc này, trước tiên bạn cần tập cho mình thói quen cầm nắm chắc chắn. Cầm máy vững vàng bằng cả hai tay, một tay nắm chắc phần body có grip, tay còn lại đặt dưới giữ lens, nhớ là tay này đặt càng gần body càng tốt để cho máy được độ thăng bằng nhất. Thứ hai, bạn phải nắm chắc sự hòa hợp giữa khẩu và tốc. Trong một số trường hợp thiếu sáng, nếu khẩu mở quá nhỏ, máy sẽ tự động chỉnh thời gian đóng màn trập lâu, khiến cho ảnh dễ bị nhòe. Cuối cùng, bạn phải lưu ý các lens tele rất dễ bị rung, kể cả khi có IS hoặc VR. Ví dụ, khi dùng lens 100mm, phải đảm bảo rằng tốc không được quá 1/100s. Tốt nhất, nếu có điều kiện, hay sắm cho mình một chiếc tripod, hoặc tận dụng các vận bất động như thân cây, hoặc bờ tường làm điểm tựa.

Luật “Sunny 16”

Đúng như tên gọi của mình, luật này chỉ nên áp dụng khi bạn chụp ngoại cảnh trong điều kiện trời nắng đẹp. Nếu gặp trường hợp này, hãy thiết lập độ mở khẩu f/16 và tốc độ 1/100s để chụp (ISO đặt ở mức 100). Trông đa số trường hợp, ảnh cho ra sẽ rất nét, sáng đẹp vừa đủ, không bị cháy cũng không bị tối. Mẹo này đã được các nhiếp ảnh gia áp dụng từ rất lâu với loại máy phim, vốn không có màn hình LCD để xem lại ảnh, và cũng không có chế độ đo sáng hiện đại như các máy DSLR hiện nay.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Sử dụng kính lọc phân cực

Nếu điều kiện tài chính của bạn không lấy gì làm dư dả, và chỉ đủ để mua một chiếc kính lọc duy nhất, thì hãy nghĩ ngay đến kính phân cực (polarizer filter). Loại này giúp ảnh trở nên “đầm” màu hơn, và giảm bớt độ phản xạ ánh sáng của mặt nước, cây cỏ,đặc biệt là kim loại và kính. Bạn sẽ thấy màu của bầu trời và tán lá trở nên xanh, và gần với màu thật hơn. Ngoài ra, chiếc kính lọc này còn giúp bảo vệ chiếc ống kính đắt tiền của bạn khỏi trầy xước, và các tia sáng mặt trời quá mạnh. Loại kính lọc này khá phổ thông, và bạn có thể gắn nó thường trực trên lens trong mọi hoàn cảnh, nhớ là khi đó phải đặt chế độ đo sáng là Auto Expose.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Tạo độ sâu cho ảnh

Nếu bạn đang hoặc sắp chụp ảnh phong cảnh thì hãy đặc biệt lưu tâm tới điều này, vì nó khá dễ áp dụng nhưng lại tạo hiệu quả rất cao. Hãy sử dụng một lens góc rộng, với khẩu độ đặt ở mức f/16 hoặc nhỏ hơn để đảm bảo bức ảnh có vùng lấy nét sâu, và tạo độ liền mạch giữa tiền cảnh và hậu cảnh. Nếu là chụp người thì hãy đặt người chụp nằm ở tiền cảnh, nhằm tạo được điểm nhấn, cũng như giúp người xem so sánh được kích cỡ, khoảng cách giữa các vùng trong tấm hình. Nếu trời không đủ sáng, hãy cố giữa f/16 và sử dụng tripod để khỏi bị rung.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Sử dụng hậu cảnh đơn giản

Bạn đừng quá phức tạp hóa nhiếp ảnh, đôi khi những điều tưởng chừng đơn giản nhất lại luôn mang đến hiệu quả cao nhất. Đừng quá ôm đồm, và nhồi nhét mọi thứ đẹp đẽ xung quanh bạn vào một tấm hình, hãy chọn ra cho mình chủ thể và đặt nó làm điểm nhấn. Sau đó, tìm một góc chụp thích hợp để phần hậu cảnh phía sau càng đơn giản, đỡ rối rắm càng tốt. Nó sẽ giúp bức ảnh của bạn trông dễ nhìn hơn, cũng như làm nổi bật điều bạn uốn thể hiện. Nhớ là hậu cảnh nên có màu sắc hài hòa, trung tính, tránh các màu rực rỡ, nổi bật, và chủ thể nên nằm theo bố cục phần ba, đừng để bị rơi vào giữa tấm hình là đẹp nhất.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Đừng sử dụng Flash trong nhà

Chụp ảnh trong phòng thì thường bị thiếu sáng, và nhiều người nghĩ ngay đến việc bật flash như một giải pháp cứu cánh. Tuy nhiên, đôi khi ánh đèn flash lại gây ra những hậu quả không mong muốn, nhất là với ảnh chân dung. Nếu bạn không điều tiết được độ sáng ánh đèn, chủ thể rất dễ bị cháy sáng, và màu sắc cũng ảo hơn bình thường. Vì vậy, nếu không có một chiếc Flash chuyên dụng, tốt nhất hãy hạn chế dùng Flash cóc.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Bạn có thể khai thác các nguồn sáng xung quanh tối đa để giải quyết vấn đề này. Hãy mở các cửa sổ, di chuyển chủ thể đến những nơi gần ánh đèn điện, hoặc đơn giản nhất là tăng ISO và độ mở khẩu. Thường thì ISO từ 800 đến 1600 là đẹp nhất khi chụp trong nhà, ảnh sẽ sáng vừa đủ, và hạn chế tình trạng bị nhiễu sạn. Nếu có thể hãy sử dụng tripod và tăng thời gian phơi sáng cũng là một ý hay.

Chọn ISO hợp lý

ISO chính là độ nhạy sáng của máy ảnh. Thông số này càng cao thì ảnh càng sáng, tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi khi cùng lúc đó độ sạn cũng tăng theo. Chọn ISO phải căn cứ theo tình hình thực tế, nếu bạn cảm thấy không đủ sáng, hãy tăng ISO từ 400 cho tới 3200 để chọn được mức hợp lý nhất, mà không bị sạn quá mức. Còn trong điều kiện đủ sáng, hoặc chụp ngoại cảnh thì ISO 100 hoặc để uto đều được.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Lia máy

Chụp lia máy, hay còn gọi là panning là một kỹ thuật tương đối khó áp dụng. Bạn nên sử dụng thao tác này khi chụp các vật chuyển động nhanh, và cần bắt nét chúng. Để làm điều này, hãy chỉnh tốc độ màn trập xuống 2 nấc so với bình thường, ví dụ như trong hoàn cảnh bạn đang chụp với tốc 1/250s thì hãy chỉnh xuống còn 1/60s. Sau đó, khóa nét vào vật đang chuyển động cần chụp, từ từ lia máy theo hướng song song với chủ thể, và nhất nút chụp. Nói có vẻ đơn giản nhưng bạn cần thực hành rất nhiều mới có thể thành thạo được.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Đừng ngại thử nghiệm

Trăm hay không bằng tay quen, với việc chụp ảnh cũng vậy, đừng tiếc dung lượng thẻ nhớ hay một vài cuộn phim, hãy cứ mạnh dạn thử nghiệm những điều mà bạn thích, rồi một ngày bạn sẽ tìm ra phong cách và các kỹ thuật chụp cho riêng mình. Với tốc độ màn trập chẳng hạn, khi chụp trong điều kiện tối, hãy đặt tốc lên mức cao nhất có thể, ví dụ như 4s, bạn sẽ có một bức ảnh phơi sáng tuyệt đẹp. Cũng với điều kiện ấy, nếu để 1/250s, bức ảnh sẽ hoàn toàn khác, với các vật thể chuyển động sẽ được tái tạo theo một cách khác.

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Theo Genk

Bức tranh khắc đá 10.000 năm tuổi được phát hiện ở Brazil

Bức tranh khắc đá 10.000 năm tuổi được phát hiện ở Brazil

Các nhà khảo cổ Brazil vừa phát hiện một bức tranh khắc đá 10.000 năm tuổi. Tác phẩm này đã trở thành một trong những bức tranh khắc đá trong hang cổ nhất tại châu Mỹ. Thông tin được đăng tải trên tuần báo khoa học PLoS ONE, dẫn đến những tranh cãi dữ dội về việc con người đã tới châu Mỹ từ khi nào và bằng cách nào.
 

Bức tranh khắc đá 10.000 năm tuổi được phát hiện ở Brazil 1

 
Bức tranh dài 30cm, được cho là khắc hình một người đàn ông với cái đầu hình chữ C, mỗi bàn tay có ba ngón và một dương vật ngoại cỡ.
 
Walter Neves, nhà khảo cổ ở Đại học Sao Paulo và là thành viên đội khảo cổ nói rằng, tranh khắc đá hay petroglyph, có thể là một phần trong "nghi thức thờ cúng sinh sản". Tác phẩm cổ đại này được tìm thấy hồi năm 2009 ở Lagoa Santa, tại miền Trung Brazil, cách Belo Horizonte, thủ phủ bang Minas Gerais, khoảng 60km.
 

Bức tranh khắc đá 10.000 năm tuổi được phát hiện ở Brazil 2

 
Theo bài viết của các tác giả, bao gồm cả Walter Neves, trên tuần báo PLoS ONE: "Chúng tôi có thể tự tin nói rằng, bức tranh khắc đá này đã hơn 10.500 tuổi, thậm chí có thể là 12.000 năm. Điều đó có nghĩa bức tranh khắc đá này là cổ nhất từng được tìm thấy ở Tân Thế giới". Các chuyên gia nói rằng, họ đã tiến hành đo carbon bức tranh và cả phần đất sét bao quanh tranh.
 

Bức tranh khắc đá 10.000 năm tuổi được phát hiện ở Brazil 3

 
Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất cho tới nay là con người đã vượt qua eo biển Bering bị đông cứng từ Siberia và đi tới Alaska cách đây 11.000 năm, trước khi họ chuyển dần xuống phương Nam ấm áp hơn.Giả thuyết trên, còn được gọi là "Clovis First" nói rằng, những người Clovis từ Tây Bắc Mỹ là những cá nhân đầu tiên tới châu Mỹ vào khoảng 11.500 năm trước. tuy nhiên, nhà khảo cổ Walter Neves – một người luôn phê phán giả thuyết này – đã không đồng tình.
 
Ông nói với báo chí địa phương: "Chúng tôi đã chứng minh rằng, người ta tới sống ở châu Mỹ từ rất sớm. Khoảng 11.000 năm trước đây đã có sự đa dạng lớn của các biểu tượng xuất hiện tại lục địa này".
no image

Cá mập 'trinh nữ' đẻ nhiều kỷ lục

Sống trong một khách sạn trên sa mạc, cách ly hoàn toàn khỏi cá mập đực nhưng một “cô” cá mập vằn có tên Zebedee vẫn tỏ ra vô cùng “mau mắn”. 

Các nhà khoa học suy đoán rằng khả năng trinh nữ đẻ con có ở mọi loài cá mập. Ảnh: National Geographic.
 
Theo National Geographic, Zebedee đã liên tục sinh con liền trong bốn năm, dù cho nó ở trạng thái “trinh nữ” hoàn toàn. Đây là một tần suất chưa từng thấy ở cá mập trong tự nhiên, nhà hải dương học David Robinson cho biết.
Bốn năm, bốn lần mang thai
Các chuyên gia của khu resort Burj Al Arab - được mệnh danh là thiên đường du lịch sang trọng nhất thế giới hiện nay – từng chứng kiến Zebedee đẻ trứng trước đây. Tuy nhiên họ nghĩ rằng số trứng này không thể nở thành cá mập con, bởi Zebedee chưa từng tiếp xúc với bất cứ cá mập đực nào.
Các nhân viên của khu resort cho biệt họ phát hiện thấy Zebedee mang thai lần đầu tiên vào năm 2007. “Chúng tôi đang dọn trứng sang kho thì phát hiện thấy có thứ gì đó động đậy bên trong trứng. Sau đó chúng tôi đã soi trứng bằng đèn và phát hiện là có cá mập con bên trong”, ông Robinson kể với BBC.
Không phải bản sao vô tính
Trên thực tế, hiện tượng trinh nữ sinh con không phải là chưa từng xảy ra ở loài cá mập. Phôi thai đã phát triển từ những quả trứng không được tinh trùng thụ tinh. Và mặc dù những con cá mập con có hệ gene rất giống với Zebedee nhưng chúng không hề giống hệt nhau theo kiểu vô tính. “DNA của cá mập mẹ đã được kết hợp lại trong quá trình mang thai”, các nhà khoa học cho hay.
Trinh nữ đẻ con thường gặp ở nhiều loài bò sát, động vật không xương sống và một số loài động vật có xương sống như cá mập đầu búa, cá mập vây đen...
Đặc tính chung của cá mập?
“Do khá nhiều loài cá mập có khả năng này, tôi tin rằng có lý do để mà suy đoán rằng mọi loài cá mập đều có thể đẻ con mà không cần thụ tinh”, nhà sinh học Ray Chapman suy luận. Đây có thể là sự thích nghi tiến hóa để các loài vượt qua những thời điểm khó khăn, khi môi trường sống thay đổi hoặc những lý do tương tự như vậy.
“Lấy thí dụ, cá mập sẽ có lợi thế khi xâm lược các lãnh thổ mới: chúng không cần phải tìm kiếm cá mập đực ở những nơi mà chúng muốn đến sống”.
Tất nhiên, trinh nữ đẻ con chắc chắn không tốt bằng việc giao phối thực sự với cá mập đực, bởi có vẻ như số lượng trứng mà cá mập cái đẻ ra không nhiều bằng khi có đối tác.

Y Lam
Vietnamnet
no image

Cuộc sống khác thường của 'Nữ thần sống' ở Nepal

Những bé gái còn trinh tiết được chọn và tôn sùng thành 'Nữ thần sống' ở Nepal chỉ xuất hiện trong những dịp lễ tôn giáo rất đặc biệt, thời gian còn lại bé sống trong một ngôi đền cách xa với mọi người.

Kumari Matina Shakya trong một lần xuất hiện trước cộng đồng.
Những vị nữ thần trinh tiết này được người theo đạo Hindu và đạo Phật tôn sùng, và “biến” các bé gái này thành những vị thánh sống. Kumari là tên gọi của các vị thánh sống này. Mỗi năm, các Kumari chỉ được xuất hiện trước công chúng 13 lần. Thời gian còn lại trong năm, họ phải sống trong một ngôi đền cách xa hẳn với mọi người. Từ khi được lựa chọn thành "Nữ thần sống", Kumari không được sống với gia đình, xa rời cuộc sống bình thường và sống trong một ngôi đền trang nghiêm, tĩnh lặng. Hàng ngày sẽ có giáo viên đến dạy học cho "Nữ thần".
Theo quan niệm của người dân Nepal, Kumari là một vị thánh, bảo vệ người dân khỏi những thế lực ác quỷ và là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc. Bé gái được chọn làm Kumari phải còn trinh và trải qua 32 bài test. "Nữ Thần sống" ở Nepal được coi là hiện thân của Nữ thần tối cao Durga của Ấn Độ giáo. Khắp Nepal chỉ có một vài nữ thần này. Mỗi nữ thần trị vì một khu vực để ban phước lành cho người dân ở khu vực đó.
Kumari mới nhất của Nepal là bé Matina Shakya. Tháng 8 năm ngoái, khi mới 3 tuổi, bé đã được tôn sùng thành Kumari tại thủ đô Kathmandu.
Kumari Matina Shakya
Đỗ quyên

Theo Infonet
no image

Những cảnh sắc cầu vồng tuyệt đẹp

Sau cơn mưa trời lại sáng. Ánh sáng ấy có khi lấp lánh thành chiếc cầu vồng rực sắc. Ở quê mình ngày xưa, bọn trẻ hay gọi Cầu vồng là Mống chuồn, nói láy lại thành Muốn chồng (kiểu phát âm địa phương). Mỗi khi mưa tạnh, lũ con trai hay chỉ lên bầu trời bảo: "Mống chuồn kìa!". Đám con gái vừa háo hức xem cảnh đẹp vừa e dè sợ bị chọc quê là Muốn chồng.
Thế mà thời thơ dại đó cũng trôi đi mất. Tình cờ gặp những bức ảnh Cầu vồng tuyệt đẹp, chợt nhớ về một thời kỷ niệm thơ ngây.









































































  Photos: Internet
Words: Đông Nhi
Yume
Copyright © 2012 Bloghotvn All Right Reserved