Fashion

sdgad

"Miếng bánh" viễn thông Việt quá "rắn" với nhà đầu tư nước ngoài?

Theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường viễn thông Anh, Business Monitor International (BMI), các nhà đầu nước ngoài có rất ít cơ hội để tăng trưởng tại thị trường Việt Nam.

Thông tin cổ phần hoá MobiFone từng thu hút nhiều hãng
 viễn thông nước ngoài đến thị trường Việt Nam. Ảnh: Internet

Trong bảng xếp hạng mới nhất về cơ hội/rủi ro trên thị trường viễn thông châu Á-Thái Bình Dương của BMI trong quý II/2012, Việt Nam đã tụt xuống vị trí 16 với mức điểm đánh giá là 42,4, từ mức điểm 45 cách đây 1 năm. Cơ hội tăng trưởng trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam đang sụt giảm do thị trường đã phát triển bão hoà, và sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước trên thị trường.

Theo BMI, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nên đánh giá lại chiến lược và tập trung vào các thuê bao hiện có để tăng trưởng doanh thu. Ngoài ra, cơ quan quản lý nên tăng cường các biện pháp nhằm tạo ra mọt sân chơi bình đẳng, nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường viễn thông trong nước. Báo cáo của BMI nói rằng các nhà đầu tư tư nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài có rất ít cơ hội để tăng trưởng tại thị trường Việt Nam. Tình thế sẽ còn tệ hơn nếu kế hoạch sáp nhập hai hãng di động MobiFone và VinaPhone của VNPT được phê duyệt.

Nhiều hãng viễn thông lớn trên thế giới từng bày tỏ mong muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt khi có kế hoạch về việc cổ phần hoá MobiFone. Song hiện nay, hầu như tất cả các doanh nghiệp hiện vẫn đang “im lặng”. Tệ hơn, một số công ty lại rút khỏi đầu tư vào Việt Nam. Cuối tháng Tư vừa qua, VimpelCom, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu thế giới, đã tuyên bố ký thỏa thuận bán lại toàn bộ 49% cổ phần của họ tại GTEL Mobile và rút khỏi thị trường Việt Nam. Trước đó, hãng viễn thông lớn của Hàn Quốc SK Telecom cũng đã rút khỏi dự án Sfone.

BMI dự đoán đến cuối năm 2016, Việt Nam sẽ có 132,373 triệu thuê bao, đưa tỷ lệ thâm nhập di động lên 141,9%. Ngoài ra, tăng trưởng trong lĩnh vực di động chậm còn có thể do sự phát triển khá ổn định của thị trường điện thoại cố định. BMI ước đoán số thuê bao cố định tại Việt Nam sẽ giảm nhẹ từ mức 14,7 triệu năm 2012 xuống còn hơn 13 triệu thuê bao trong năm 2016. Đến cuối năm 2016, Việt Nam sẽ có gần 6 triệu thuê bao băng rộng cố định. Lĩnh vực kinh doanh băng rộng cố định có thể gặp khó khăn do mối đe doạ từ băng rộng di động.

Bảo Bình
Tổng hợp
Copyright © 2012 Bloghotvn All Right Reserved