Hủ tục ‘cắt bao quy đầu’ cho bé gái
Hủ tục trong lễ trưởng thành của bé gái ở châu Phi được lý giải bằng những mục đích hoang đường.
Không cần thuốc tê, không dùng dụng cụ phẫu thuật và thậm chí cũng không có khái niệm về sát trùng vệ sinh an toàn… những cuộc ‘cắt bao quy đầu’ của bé gái được xem như một trong những công việc quan trọng của lễ trưởng thành tại châu Phi.
Bao da quy đầu là những nếp gấp da bao quanh cơ quan sinh dục nam và nữ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cấu trúc bao bọc xung quanh vùng kín này đều bị xem là bộ phận không tốt, cần phải cắt bỏ.
Tại Somalia, cắt "da quy đầu" cho bé gái từ khi còn nhỏ đã trở thành phong tục truyền thống. Theo quan niệm của người dân địa phương, cách làm này sẽ sẽ giúp các bé gái giữ được sự tinh khiết, trong sạch trước khi lập gia đình. Trong khi đó, những bé gái không trải qua phẫu thuật sẽ bị đánh giá là thành phần xấu, không được phép bước vào cuộc sống gia đình và nếu có kết hôn cũng không thể cho ra đời những đứa con khỏe mạnh.
Một lý giải dân gian khác cho rằng cắt bỏ "da bao quy đầu" sẽ giảm bớt ham muốn dục vọng của người con gái, tránh xảy ra tình trạng “ăn cơm trước kẻng”. Tiếp đó, sau khi kết hôn, việc không cảm nhận được khoái cảm trong quan hệ tình dục cũng đảo bảo việc người phụ nữ không "tơ tưởng" đến người đàn ông khác và giữ trọn trinh tiết với chồng.
Hủ tục này đến nay vẫn được lưu trữ và duy trì tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó châu Phi là địa điểm "nóng" nhất, thường xuyên diễn ra các hoạt động "đội lốt" bằng lễ trưởng thành
Thông thường, những “ca phẫu thuật” đều được thực hiện bởi nhóm phụ nữ có kinh nghiệm trong làng. Họ tập trung các bé gái độ tuổi từ 4 đến 8 và thậm chí còn bé hơn nữa rồi tổ chức “lễ trưởng thành” với công đoạn cắt bỏ “thứ xấu xa”. Trước sự quan sát của đông đảo hàng xóm và người thân gia đình, nghi lễ này diễn ra nhanh chóng bất chấp tiếng kêu khóc xé lòng và ánh mắt sợ hãi tột cùng của lũ trẻ.
Những công cụ dùng để “phẫu thuật” đều là các món đồ sắc nhọn, không an toàn vệ sinh y tế. Một miếng sắt rỉ thậm chí cũng có thể được sử dụng để tiến hành “nghi lễ” cho các bé gái tội nghiệp. Hơn thế nữa, sau khi cắt bỏ da quy đầu, người dân tiếp tục dùng dây thép mỏng để khâu lại vết thương máu chảy đầm đìa. Họ chỉ chú trọng tới mục đích và ý nghĩa “cao cả” – bảo đảm cho những bé gái ngây thơ sau này có một cuộc sống gia đình thuận lợi.
Bao da quy đầu là những nếp gấp da bao quanh cơ quan sinh dục nam và nữ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cấu trúc bao bọc xung quanh vùng kín này đều bị xem là bộ phận không tốt, cần phải cắt bỏ.
Những "dụng cụ phẫu thuật" thô sơ có thể lấy đi tính mạng của trẻ nhỏ
Tại Somalia, cắt "da quy đầu" cho bé gái từ khi còn nhỏ đã trở thành phong tục truyền thống. Theo quan niệm của người dân địa phương, cách làm này sẽ sẽ giúp các bé gái giữ được sự tinh khiết, trong sạch trước khi lập gia đình. Trong khi đó, những bé gái không trải qua phẫu thuật sẽ bị đánh giá là thành phần xấu, không được phép bước vào cuộc sống gia đình và nếu có kết hôn cũng không thể cho ra đời những đứa con khỏe mạnh.
Hàng xóm láng giềng và người thân kéo tới chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng
Một lý giải dân gian khác cho rằng cắt bỏ "da bao quy đầu" sẽ giảm bớt ham muốn dục vọng của người con gái, tránh xảy ra tình trạng “ăn cơm trước kẻng”. Tiếp đó, sau khi kết hôn, việc không cảm nhận được khoái cảm trong quan hệ tình dục cũng đảo bảo việc người phụ nữ không "tơ tưởng" đến người đàn ông khác và giữ trọn trinh tiết với chồng.
Hủ tục này đến nay vẫn được lưu trữ và duy trì tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó châu Phi là địa điểm "nóng" nhất, thường xuyên diễn ra các hoạt động "đội lốt" bằng lễ trưởng thành
Thông thường, những “ca phẫu thuật” đều được thực hiện bởi nhóm phụ nữ có kinh nghiệm trong làng. Họ tập trung các bé gái độ tuổi từ 4 đến 8 và thậm chí còn bé hơn nữa rồi tổ chức “lễ trưởng thành” với công đoạn cắt bỏ “thứ xấu xa”. Trước sự quan sát của đông đảo hàng xóm và người thân gia đình, nghi lễ này diễn ra nhanh chóng bất chấp tiếng kêu khóc xé lòng và ánh mắt sợ hãi tột cùng của lũ trẻ.
Những khu vực tại châu Phi hiện nay còn duy trì hủ tục dã man trên. Mầu đỏ trên bản đồ càng đậm thể hiện ảnh hưởng của phong tục này càng mạnh mẽ
Những công cụ dùng để “phẫu thuật” đều là các món đồ sắc nhọn, không an toàn vệ sinh y tế. Một miếng sắt rỉ thậm chí cũng có thể được sử dụng để tiến hành “nghi lễ” cho các bé gái tội nghiệp. Hơn thế nữa, sau khi cắt bỏ da quy đầu, người dân tiếp tục dùng dây thép mỏng để khâu lại vết thương máu chảy đầm đìa. Họ chỉ chú trọng tới mục đích và ý nghĩa “cao cả” – bảo đảm cho những bé gái ngây thơ sau này có một cuộc sống gia đình thuận lợi.