Fashion

sdgad

Sự im lặng đáng ngờ ở Hà Giang

"Hiện tượng người dân không dám bàn tán về sự việc ông Xương là có", một người dân ở Hà Giang cho biết.



Người dân Hà Giang bàn luận bên lề vụ án.

Trở lại Hà Giang thời điểm vụ án Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua trinh học trò được điều tra lại, phóng viên NTNN nhận thấy cuộc sống nơi đây ồn ã hơn bởi những bàn luận bên lề vụ án. Nhưng khi tiếp cận người dân, phóng viên chỉ nhận được những ánh mắt lo ngại...

Không dám nói!

Tại một khu chợ đông đúc ở phường Minh Khai, khi nghe phóng viên hỏi, một đám đông phụ nữ đang ngồi bàn tán về ông Hiệu trưởng Sầm Đức Xương lập tức đứng dậy, giải tán ngay. Khu phố Yết Kiêu tập trung nhiều quán giải khát cũng vậy, tất cả những gì chúng tôi nhận được chỉ là ánh mắt lo ngại và những cái lắc đầu.

Trò chuyện về hiện tượng này, ông Lê Văn Mạnh - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi tổ 5, phường Minh Khai, cho biết: "Khi vụ án Sầm Đức Xương được đăng tải trên báo chí, người dân Hà Giang ồ ạt tìm mua báo để đọc.

Tôi là độc giả trung thành của báo Người cao tuổi bao năm nay mà cũng phải rất vất vả mới mua được một tờ. Nhiều người trong Chi hội của tôi phải sang mượn để đi photocopy. Từ trước đến nay, báo nêu vụ nọ, việc kia của tỉnh, chúng tôi chỉ đọc cho biết chứ không được bàn bạc, không được nói.

Người dân cũng không ai dám nói mà chỉ để trong lòng. Nhìn sang tỉnh bạn tôi xấu hổ lắm. Người ta vui vẻ xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, mình thì đau đầu với chuyện tai tiếng khắp cả nước".

Rời nhà ông Mạnh, phóng viên tìm đến nhà ông Trần Quang Tấn ở cùng tổ 5 phường Minh Khai, nguyên là cán bộ văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang đã nghỉ hưu. Thấy chúng tôi bước vào nhà, vợ ông Tấn lập tức "đe" chồng: "Không nói gì đâu đấy. Mọi chuyện đã có pháp luật giải quyết".

Dù câu chuyện chỉ mới bắt đầu bằng những câu thăm hỏi xã giao, nhưng điện thoại di động của ông Tấn đã liên tục đổ chuông. Nghe điện thoại xong, ông Tấn bảo các cháu ở nhà không cho ông nói. Dù vậy, ông vẫn bỏ qua nhiều cuộc điện thoại để bày tỏ sự thất vọng và phẫn nộ của mình về Sầm Đức Xương và những đối tượng liên quan.

Ông Tấn đề nghị xử lý nghiêm và rõ ràng sự việc này để lấy lại niềm tin trong nhân dân. Điện thoại đổ chuông nhiều quá, ông Tấn buộc phải nghe và nổi cáu: "Chị Vinh đấy à? Được rồi, tôi có trách nhiệm về những phát biểu của tôi, sao lại cứ chỉ đạo như thế nhỉ?".

Nên cho dân đóng góp ý kiến

Cũng bị "chỉ đạo" như ông Tấn, ông Hoàng Văn Chiểu - nguyên Trưởng phòng Tổ chức Xây dựng Đảng của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tuyên cũ, thẳng thắn bộc bạch suy nghĩ của mình với phóng viên NTNN: "Hiện tượng người dân không dám bàn tán về sự việc ông Xương là có.

Ngay cả tôi, khi họp Chi bộ tổ 1 thị trấn Việt Lâm, có chất vấn đồng chí đại diện của Chi bộ là sao đi họp huyện không đề nghị xử lý triệt để sự việc để yên lòng dân. Thế nhưng đồng chí Phó Bí thư Thường trực Chi bộ lại nói là đảng viên thì không nên bàn tán về việc này.

Tôi trả lời thẳng là tôi phát biểu trong tổ chức chứ không nói ngoài lề đường mà gọi là bàn tán. Khi còn công tác ở Tỉnh ủy Hà Tuyên, có sự việc gì xảy ra tôi luôn phát động phong trào cho người dân đóng góp ý kiến với tổ chức Đảng, để có thể xử lý sự việc tốt nhất. Tôi từng lên Tỉnh ủy Hà Giang tìm anh Nhất mấy lần để hỏi, nhưng thường trực luôn bảo Bí thư đi vắng".

Nhắc đến ông Hiệu trưởng kiêm "yêu râu xanh" Sầm Đức Xương, ông Chiểu lo lắng: "Các cháu tôi mới học cấp 2 mà cũng về bàn tán rất nhiều sự việc này. Có đứa quá nhỏ không hiểu gì, còn lấy mấy đồng tiền cổ của tôi trong ngăn kéo ra bảo: "Ông ơi, bán mấy trinh này đi, được nhiều tiền lắm đấy. Tôi thực sự lo, rằng sự việc xấu trên sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức và tâm hồn của các cháu học sinh".Copy Từ: http://congdongvip.com
Copyright © 2012 Bloghotvn All Right Reserved